Chuyên gia nói gì về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tại trụ sở Bộ Công Thương.
Tham dự Hội thảo còn có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương, gồm: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Tiết kiệm năng lượng, Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ; đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các công ty thành viên.
Bên cạnh đó, Hội thảo còn có sự tham gia của các lãnh đạo các Hiệp hội, Viện nghiên cứu chính sách về năng lượng, chuyên gia am hiểu về lĩnh vực điện mặt trời mái nhà.
Mở đầu hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các chuyên gia, cơ quan quản lý, tham dự hội thảo có các ý kiến đóng góp để Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng nghị định.
Tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng, lần lượt các đại biểu đã có các ý kiến đóng góp thẳng thắn, chỉ ra nhiều điểm dự thảo đã, đang và chưa làm được. Từ đó các đại biểu đưa ra nhiều giải pháp mới cho những vấn đề được nêu ra tại hội thảo.
Dưới đây là một số hình ảnh tại hội thảo:
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các chuyên gia, đại diện các cơ quan tham dự hội thảo tham dự có các ý kiến đóng góp để Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng nghị định |
Ông Tô Xuân Bảo – Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo trình bày tóm tắt các điểm chính của bản dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) trong đó nêu ra cơ chế khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu |
Ông Lê Ánh Dương – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Hà Nội, cho rằng điều 10 của bản dự thảo quy định thời gian hoàn thành trong 6 tháng nhưng theo quan điểm của ông thì 6 tháng các doanh nghiệp sẽ gặp khó, nên kéo dài ra thành 1 năm. |
Ông Võ Quang Lâm – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. |
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho rằng cơ chế khuyến khích cần đảm bảo quản lý điều hành trong ngắn và trung hạn, nhưng cần có tầm nhìn bao quát, có thể phát huy tác dụng trong dài hạn và tránh các hiểu lầm về ý nghĩa “khuyến khích”. |
Ông Lê Việt Cường – Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, đề nghị tại mục d khoản 1 Điều 5 nên bổ sung thêm vấn đề đảm bảo an toàn cung cấp điện. |
Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt – Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, góp ý dự thảo nên tập trung vào các yếu tố chính như tính phổ quát, tính phù hợp và tính công bằng. |
Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia Kinh tế, hoan nghênh tinh thần cầu thị, công khai và trách nhiệm giải trình, tôn trọng dư luận của Bộ Công Thương. Tiến sỹ cũng thừa nhận những ưu điểm, sự đúng đắn của Nghị định tại 3 điểm: khuyến khích sản xuất điện mặt trời nói chung và điện tự sản tự tiêu nói riêng; Tôn trọng các yếu tố kỹ thuật và yếu tố quản lý trong quản lý điện mặt trời có kết nối và hệ thống; Tăng cơ chế thị trường, tăng hài hòa lợi ích trong quản lý điện năng tránh lợi ích nhóm, tránh hạn chế về năng lực cứng và mềm làm hạn chế năng lực điện tái tạo. |
TS Trần Văn Lượng – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường tham gia góp ý ý kiến tại hội thảo |
Ông Ngô Đức Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, cho rằng nên xem xét mở rộng khái niệm điện mặt trời mái nhà. Nên hiểu rộng là mặt trời mái nhà thì có thể lắp được ở nhiều nơi như tường nhà, ban công,... |
Phó giáo sư Nguyễn Việt Dũng – Đại học Bách khoa Hà Nội nhất trí với chủ trương và ủng hộ phát triển điện mặt trời áp mái để huy động các nguồn lực xã hội và giảm áp lực phát triển các nguồn điện để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội. Ông cũng nhất chí việc không mua bán và thương mại trong sản xuất và sử dụng điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu. |
Ông Lã Hồng Kỳ , chuyên gia độc lập, cho rằng phát triển điện mặt trời, mái nhà phải làm sao cho đồng đều trong cả nước. |
Ông Nguyễn Đình Quang, chuyên gia độc lập, Nguyên chủ tịch Hội đồng khoa học (Viện Khoa học Năng lượng). |
Ông Nguyễn Minh Đức - Đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, ủng hộ việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu vì sẽ giảm được khá là nhiều những áp lực cho hệ thống lưới điện của Việt Nam do không cần truyền tải đi xa và đáp ứng nhu cầu sử dụng ở thời điểm cao điểm. |
Kết thúc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cảm ơn và ghi nhận các ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Ông cũng nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ "tiếp thu có chọn lọc" các ý kiến này để Bộ Công Thương tiếp tục xây dựng bản dự thảo. |
Dự thảo luật quy định thế nào về cơ chế khuyến khích “tự sản tự tiêu”? Theo Bộ Công Thương, Cơ chế khuyến khích điện mặt trời mới (ĐMTMN) tự sản, tự tiêu bao gồm ba khía cạnh chính: kỹ thuật, pháp lý và hành chính. Về mặt kỹ thuật, ĐMTMN tự sản tự tiêu được đấu nối với hệ thống điện quốc gia để đảm bảo chất lượng điện năng và hoạt động ổn định của thiết bị ĐMTMN và được mua điện từ lưới điện khi ĐMTMN không đáp ứng nhu cầu sử dụng lúc bức xã mặt trời yếu hoặc ban đêm. Tổng công suất dự kiến tăng thêm đến năm 2030 là khoảng 2.600 MW. Các tổ chức và cá nhân được khuyến khích kết hợp ĐMTMN tự sản, tự tiêu với việc đầu tư, lắp đặt, vận hành hệ thống lưu trữ điện. Về mặt pháp lý, ĐMTMN tự sản, tự tiêu được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. Công suất của ĐMTMN tự sản, tự tiêu phải thuộc kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Công trình xây dựng có lắp đặt ĐMTMN tự sản, tự tiêu không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật. Về mặt hành chính, các thủ tục hành chính liên quan đến phát triển ĐMTMN được đơn giản hoá thông qua cơ chế một cửa liên thông. Các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công được ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện phát triển ĐMTMN tự sản, tự tiêu. |