Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Khách quốc tế từ thị trường miễn visa tăng trưởng 2 con số Xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 con số Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước

Mục tiêu lớn với rất nhiều thách thức

Tại Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam- Lần thứ 17 diễn ra vừa qua, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và lãnh đạo các Bộ ngành đều nhìn nhận năm 2025 rất quan trọng khi là năm kết thúc giai đoạn phát triển 5 năm (2021-2025). Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, năm 2025 được xác định đóng vai trò tăng tốc, bứt phá, tạo đà vững chắc cho nền kinh tế đi vào giai đoạn tăng trưởng cao và duy trì bền vững trong 5-10 năm tiếp theo.

Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, dự báo bối cảnh thế giới năm 2025 tiếp tục biến đổi sâu sắc. Một số thách thức mang tính cấu trúc lâu dài khác đối với kinh tế toàn cầu cũng phức tạp hơn.

Sản xuất công nghiệp
Cả nước phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số và bền vững. Ảnh minh họa

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2025 bối cảnh thị trường thế giới có thể có nhiều biến động. Đầu tiên là Tổng thống Donald Trump lên điều hành chính quyền, dự báo sẽ thực hiện những chính sách mới về thuế đối với các đối tác thương mại. Một điểm nữa, sự thay đổi nội bộ của nhiều quốc gia, trong đó xu hướng bảo thủ, nhất là về thương mại sẽ mạnh mẽ hơn.

Phân tích kỹ hơn về tác động từ sự thay đổi chính sách thương mại có thể xảy ra tại thị trường Hoa Kỳ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần Quốc Khánh, cho rằng, chính quyền Hoa Kỳ lo ngại Việt Nam trở thành điểm trung chuyển của hàng hoá Trung Quốc vào thị trường này, nhất là khi cán cân thương mại 2 nước nghiêng về phía Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều năm qua các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ chưa phát hiện được vụ việc nào xảy ra. Do đó có thể thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng rất tốt quy tắc xuất xứ, minh bạch thương mại với Hoa Kỳ thực hiện khá tốt.

Trong trường hợp chính quyền Tổng thống Donald Trump có áp dụng chính sách thuế mới với Việt Nam còn cần thời gian để thực thi. Vì thế, ít nhất xuất nhập khẩu của Việt Nam còn có thời gian để chuẩn bị và chuyển đổi”, nguyên Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Trong bối cảnh nhiều thách thức trên, Đảng, Chính phủ kỳ vọng mục tiêu tăng trưởng 2 con số trên nền tăng trưởng 7,09% của năm 2024. Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, mong muốn, thông qua Diễn đàn, Chính phủ sẽ lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ các địa phương và đại biểu để hoàn thiện các giải pháp phát triển kinh tế, hướng tới mục tiêu tăng trưởng đạt 2 con số trong năm 2025 và những năm tiếp theo, nhưng phải đảm bảo tính bền vững.

Nhận diện các giải pháp đột phá

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo theo phân tích từ các chuyên gia là rất thách thức. Để đạt được, cần những giải pháp thực sự mạnh, thậm chí là giải pháp đột phá.

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?
Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam- Lần thứ 17 bàn thảo về những giải pháp đột phá nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Ảnh: Thanh Tuấn

Vậy giải pháp đột phá là gì? Nhìn nhận ở góc độ chuyển đổi xanh, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường, cho rằng, nếu xác định động lực là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu thì càng đẩy mạnh các yếu tố này phát thải càng lớn, năng lượng sử dụng càng nhiều, như vậy rất khó để đạt được cái tốc độ tăng trưởng 2 con số mà đảm bảo tính bền vững.

“Tôi mong muốn, bắt đầu từ Phú Quốc, Vân Đồn chúng ta xây dựng đặc khu kinh tế net zero hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh. Đây cũng là cách thức để có thể huy động nguồn tài chính khí hậu thông qua trung tâm tài chính khu vực và quốc tếT”, vị chuyên gia này đề xuất. Đồng thời nhấn mạnh, phải có giải pháp đột phá, khác biệt so với các giải pháp truyền thống mới có thể đạt được tăng trưởng hai con số.

Cũng nhìn nhận chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, TS. Đặng Huy Đông - Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, chia sẻ, nếu chúng ta nhận diện đầy đủ, kịp thời thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh sẽ góp thêm 1-2% vào tăng trưởng kinh tế. Cùng với, thực hiện hiệu quả hơn đầu tư công, cải cách thể chế mục tiêu tăng trưởng 2 con số của nền kinh tế không quá khó khăn.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, cũng bày tỏ, hệ thống quy định quản lý kinh tế của Việt Nam xuất phát từ quản lý kinh tế tập trung và chỉ được điều chỉnh dần để phù hợp với quá trình hội nhập và đã phát huy hiệu quả trong một giai đoạn nhất định.

Ở thời điểm hiện nay, nếu tiếp tục kéo dài hệ thống quy định này là không còn phù hợp, cần định vị lại, thiết kế toàn bộ hệ thống quản lý khác - đây là cũng có thể coi là giải pháp quan trọng cũng là động lực tăng trưởng mới.

Đưa ra một cách nhìn khác về giải pháp cho tăng trưởng, ông Nguyễn Xuân Thành- Đại học Fulbright Việt Nam nhấn mạnh vai trò của nhân lực chất lượng cao.

Theo đó, để đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thời gian dài, tức là phải từ 20 năm trở lên động lực phải đến từ phía cung của nền kinh tế chứ không phải đến từ các động lực như tiêu dùng, đầu tư ngắn hạn hay xuất nhập khẩu. Phía cung của nền kinh tế tức là phải cải thiện được năng lực và hiệu quả sản xuất đến từ năng suất.

Và một động lực mà tất cả các quốc gia thành công thoát bẫy thu nhập trung bình đều phải làm đó là cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Không thể trở thành nước thu nhập cao mà chất lượng nguồn nhân lực không cải thiện”, ông Nguyễn Xuân Thành khẳng định.

Như vậy, làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khi cả phía người học, nhà nước và doanh nghiệp đều không muốn chi trả toàn bộ chi phí đào tạo cao. Giải pháp cho vấn đề này, thứ nhất, các chương trình đào tạo phải được kiểm định và đạt chất lượng quốc tế, không phân biệt loại hình trường học, khi tham gia học sinh sẽ được học bổng. Phía Nhà nước xây dựng quỹ học bổng, ngân sách nhà nước đóng góp một phần vào quỹ, còn lại huy động từ doanh nghiệp và nhà hảo tâm.

Ông Dominic Scriven OBE- Chủ tịch Công ty CP Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam: Chính sách tài khóa của Việt Nam rất an toàn, có sức chống chịu với thách thức. Đây cũng là động lực tốt cho tăng trưởng kinh tế nếu Việt Nam vận dụng chính sách tài khóa linh hoạt hơn, sáng tạo hơn.

Hải Linh

Tin mới cập nhật

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.

Tin khác

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.
Giá điện tại Việt Nam: Những thách thức và giải pháp cấp bách để ổn định thị trường

Giá điện tại Việt Nam: Những thách thức và giải pháp cấp bách để ổn định thị trường

Ngành điện Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn đề về giá thành, sản xuất và phân phối. Các cuộc thảo luận gần đây đã làm rõ thực trạng này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Sáng 8/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào.

Đọc nhiều

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 06/2025 sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025.
Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Trong số 63 tỉnh, thành phố, địa phương nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước?
Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Kỳ thi tốt nghiệp lớp 10 THPT năm học 2025-2026 của Hà Nội diễn ra vào đầu tháng 6. Dưới đây là các mốc thời gian quan trọng thí sinh cần nhớ.
Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Người tiêu dùng đã rất khó khăn trong việc tìm kiếm hạn sử dụng khi mua đồ ăn tại siêu thị ăn vặt Mlem Mlem và LOOKLOOK Đồng giá 19k.
Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân thăm dò tỷ trọng nhỏ ở các nhịp rung lắc trong các phiên tiếp theo.
Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Sau lùm xùm liên quan đến chủ quyền quốc gia, đồ chơi Baby Three ‘ế chỏng chơ’ và đã mất dần sự yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam.
Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Tình trạng kiểm soát chất lượng gắt gao từ Trung Quốc đang tạo ra những trở ngại lớn đối với ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam.
Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Dự án: “Hướng tới tương lai chuyển đổi số ở Việt Nam” sau 1 năm triển khai đã hỗ trợ nhiều bạn trẻ kỹ năng lập nghiệp và thúc đẩy bình đẳng giới.
Nhận định chứng khoán 19/3: Hạn chế mua mới

Nhận định chứng khoán 19/3: Hạn chế mua mới

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư cân nhắc hạn chế việc mua mới và kiên nhẫn chờ đợi nhịp chỉnh về vùng hỗ trợ 1.286-1.290 điểm.
Infographic | Trường hợp được tăng lương hưu lần 3 từ 1/7/2025

Infographic | Trường hợp được tăng lương hưu lần 3 từ 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, một số nhóm đối tượng sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu lần thứ 3, sau hai đợt tăng trước đó vào năm 2024.
Phiên bản di động