Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.
'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá Doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam Doanh nghiệp tạo khí thế, làm việc nghiêm túc ngày đầu năm

Doanh nghiệp phát triển cả về lượng và chất

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp tư nhân năm 2025 diễn ra tại Hà Nội vào sáng 10/2, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua gần 40 năm đổi mới, doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng với hơn 940 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, hơn 30 nghìn hợp tác xã và trên 5 triệu hộ kinh doanh.

Riêng năm 2024, có trên 233 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, cao nhất từ trước đến nay. Một số doanh nghiệp phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại sự kiện. Ảnh: MPI
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: MPI

“Năm 2024, Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu; tốc độ tăng trưởng đạt 7,09%, thuộc nhóm số ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới; quy mô GDP đạt 476,3 tỷ USD, đứng thứ 33 thế giới; xuất nhập khẩu đạt 786 tỷ USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới… Những thành tựu này có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp” – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, năm 2024, môi trường đầu tư kinh doanh cũng đã được cải thiện mạnh mẽ với nhiều cải cách đột phá. Điển hình như việc sửa đổi 4 luật, bao gồm: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) và Luật Đấu thầu cùng 9 luật trong lĩnh vực tài chính, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt, tạo “luồng xanh” cho việc triển khai dự án, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn cho rằng, sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại; tiềm năng và dư địa phát triển vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

“Phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế; tư duy kinh doanh vẫn mang tính “thời vụ”, thiếu tầm nhìn chiến lược. Mặc dù đã xuất hiện đội ngũ doanh nghiệp vừa và lớn, tuy nhiên, chưa thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt nền kinh tế như kỳ vọng; chưa có các dự án quy mô đủ lớn, nhất là trong các lĩnh vực mới, có tính dẫn dắt để tạo động lực bứt phá, lan tỏa, hỗ trợ tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế” – Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, mở rộng thị phần và khẳng định vị trí trên thị trường
Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, mở rộng thị phần và khẳng định vị trí trên thị trường. Ảnh minh họa

6 giải pháp để tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp

Năm 2025 được đánh giá là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước. Đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích. Với quan điểm phát triển đột phá, chủ động quyết định tương lai, lấy phát triển để duy trì ổn định, ổn định để thúc đẩy phát triển, Chính phủ đã xác định mục tiêu tăng trưởng năm 2025 phải đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng hai con số từ năm 2026-2030.

Trước yêu cầu phát triển mới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đội ngũ doanh nghiệp tư nhân nói riêng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, sứ mệnh của mình trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để làm được điều đó, cần tập trung 6 giải pháp, bao gồm: Một là, phải thống nhất cao nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng trong phát triển kinh tế xã hội. Xác định phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Hai là, tập trung hoàn thiện thể chế, xác định thể chế là “đột phá của đột phá”, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Ngay trong năm 2025, phải thực sự đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng “kiến tạo phát triển”, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; đề cao phương pháp “quản lý theo kết quả”, chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp một cách thực chất, theo tinh thần Thủ tướng đã chỉ đạo: "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể".

Thứ ba, khơi thông mọi nguồn lực, lấy nguồn lực nhà nước để khơi dậy, dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực xã hội. Tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng, nhất là các tuyến đường cao tốc, ven biển, liên vùng, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, mở ra không gian phát triển mới; các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi, trung tâm dữ liệu quốc gia… Đồng thời, có cơ chế, chính sách để doanh nghiệp trong nước tham gia vào các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Thứ tư, thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 57-NQ/TW, xác định khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại. Chủ động, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế khuyến khích cho những lĩnh vực mới, dự án công nghệ cao, chuyển đổi số. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), các phòng thí nghiệm, chuyển đổi số, ứng dụng AI, robot, công nghệ sinh học, vật liệu mới, nguyên liệu mới. Thành lập, phát huy hiệu quả các quỹ khoa học và công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đổi mới sáng tạo…

Thứ năm, xây dựng cơ chế, chính sách hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, quy mô lớn để dẫn dắt chuỗi giá trị trong nước và mở rộng tham gia thị trường quốc tế; phát huy hiệu quả Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Có chính sách đủ mạnh để tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI. Thu hút FDI có chọn lọc, gắn kết với việc phát triển doanh nghiệp trong nước, dựa trên mối quan hệ “tương hỗ”, hai bên cùng có lợi, cùng phát triển.

Xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho các cán bộ kỹ thuật từng làm việc trong doanh nghiệp FDI. Đây là lực lượng đã có sẵn kinh nghiệm, trình độ, mối quan hệ với các doanh nghiệp FDI nên có lợi thế rất lớn để tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đẩy mạnh hỗ trợ nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo và tham gia sâu hơn vào cụm liên kết, chuỗi giá trị.

Thứ sáu, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội địa sản xuất những mặt hàng trong nước có thế mạnh, có khả năng duy trì và chiếm lĩnh dần thị trường trong nước. Tập trung triển khai thực chất cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt”, kích hoạt các xu hướng tiêu dùng bền vững, tiêu dùng những mặt hàng mang giá trị nội địa cao.

Để tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp, Việt Nam cần hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội từ 17 Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết; đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhất là các nước mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện, các thị trường mới, tiềm năng.

Nguyễn Hòa

Tin mới cập nhật

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.

Tin khác

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.

Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu về vật liệu xây dựng so với lượng cung sẽ thiếu 192 triệu m3 đất, thiếu 11 triệu m3 cát nhưng lại thừa 55 triệu m3 đá.
Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Quýt sim, loài quả đặc sản được trồng tại các tỉnh vùng cao đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng vì chất lượng trái và giá rẻ bất ngờ.
Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh cần chuẩn bị sẵn hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Bên cạnh loại bánh trôi bánh chay truyền thống, Tết Hàn thực năm nay, bánh trôi bánh chay nghệ thuật với hương vị độc đáo, mới lạ được hội chị em yêu thích.
“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia 2025” được kỳ vọng giúp doanh nghiệp và người dân nắm bắt xu hướng thị trường nhà ở, tiếp cận giải pháp tài chính và nhà ở phù hợp.
Infographic | Xét tuyển đại học 2025: Mốc thời gian cần lưu ý

Infographic | Xét tuyển đại học 2025: Mốc thời gian cần lưu ý

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố lịch xét tuyển đại học 2025; đồng thời lưu ý thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh, Quy chế tuyển sinh của các trường
Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi thời tiết bắt đầu ấm lên, cũng là lúc hội chị em tìm kiếm những trái nhót đầu vụ.
Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ được ghi nhận là kênh hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc cho các đơn vị triển khai.
Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Trung tâm logistics Con Ong được đầu tư hiện đại bậc nhất miền Trung được kỳ vọng sẽ là một trong những dự án đặt nền tảng cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Tháng 3, giá trị giao dịch bình quân trái phiếu chính phủ đạt 16.528 tỷ đồng/phiên, tăng 23,8% so với tháng trước, khối ngoại mua ròng đạt mức 988 tỷ đồng.
Phiên bản di động