Gạo Ra Dư – đặc sản của đồng bào dân tộc Pa Cô
Giống “thóc thiêng” của đồng bào dân tộc Pa Cô
Đại diện gian hàng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Trong số gần 100 sản phẩm tham gia trưng bày, Thừa Thiên Huế tập trung giới thiệu sản phẩm gạo Ra Dư và thổ cẩm Ta Ôi bởi đây là những sản phẩm đặc trưng, chỉ 2 dân tộc Pa Cô và Ta Ôi mới có. Đặc biệt, 2 sản phẩm này đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm trong công tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đơn cử như gạo Ra Dư là sản phẩm quý, hiếm của đồng bào dân tộc Pa Cô từ xưa đến nay. Đồng bào còn gọi đây là giống “thóc thiêng”, được trồng chủ yếu trên nương rẫy. Gạo Ra Dư hạt to, dẻo, có hai màu đỏ và trắng, mùi thơm đặc trưng không lẫn với bất cứ loại gạo nào. Gạo Ra Dư thường được bà con để dành dùng cho Tết cổ truyền Acha Aza (tết ăn cơm mới) và lễ Aza đánh dấu thời điểm kết thúc một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới.
![]() |
Gạo Ra Dư - đặc sản của huyện A Lưới |
Ra Dư là giống thóc tẻ trồng trên nương, có hai màu đỏ và trắng. Hạt gạo to, dẻo, có mùi thơm đặc trưng không lẫn với bất cứ loại gạo nào. Việc gieo trồng loại thóc này không dễ như các loại khác. Khâu chăm sóc, chọn giống rất cầu kỳ. Lúa được trồng từ tháng 4 - 5 âm lịch hàng năm và tháng 10 -11 thì thu hoạch. Giống lúa này ít cần dinh dưỡng và kháng bệnh tốt nên không phải bón phân, phun thuốc trừ sâu mà vẫn phát triển tốt.
Gạo Ra Dư thường được dân bản dùng làm vật phẩm để cúng Giàng, cúng Thần Lúa trong các dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc nơi đây. Loại gạo này cũng được người dân dùng để nấu cơm tiếp đãi khách quý, nhất là rể quý. Ra Dư có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tinh thần của dân bản, nó làm nên bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi A Lưới.
Phục tráng giống lúa đặc sản
Thời gian qua, huyện miền núi A Lưới đã và đang nỗ lực phục hồi giống lúa Ra Dư truyền thống. Xác định đây là giống lúa bản địa chủ lực trong chủ trương phát triển thành giống lúa hàng hóa, xây dựng thương hiệu góp phần nâng cao đời sống cũng như đảm bảo an ninh lương thực cho bà con các dân tộc vùng biên giới, A Lưới đã phối hợp với các cơ quan khoa học trung ương và địa phương tiến hành tuyển chọn, khảo nghiệm nhằm phục tráng và hoàn thiện quy trình thâm canh giống lúa đặc sản Ra Dư, tạo điều kiện để các địa phương mở rộng diện tích.
![]() |
Đồng bào dân tộc thu hoạch lúa |
Huyện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu & phát triển nông nghiệp Huế (Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung bộ) triển khai mô hình nhân rộng giống lúa Ra Dư trong khuôn khổ chương trình dự án Khoa học - Công nghệ nông nghiệp, vốn vay ADB.
Mô hình được triển khai trên qui mô 20 ha với 80 hộ dân tham gia tại 2 xã Nhâm và Hồng Thủy. Tuy là giống lúa cạn trồng trên nương rẫy, nhưng Ra Dư cho năng suất khá cao, từ 29 - 30 tạ/ha, cao hơn so với giống địa phương làm đối chứng. Đặc biệt, giống lúa này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống lúa truyền thống khác như: Khả năng chịu hạn, chịu thâm canh tốt, ít bị sâu bệnh hại, chất lượng gạo ngon, thơm, ngọt, dẻo… Trước đây, giống lúa này được người dân trồng ở vùng đất ven suối hoặc sông nhỏ nhưng sau do yếu tố khí hậu cộng thêm sự xói lở của bờ bãi nên lúa được đưa lên trồng trên các nương rẫy, thường là ở lưng chừng núi, nơi có lớp đất dày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây lúa sinh trưởng, phát triển.
Đến nay, người Tà Ôi vẫn lưu giữ được nhiều giống lúa bản địa quý hiếm như các giống lúa Ra Dư, Cu Da, Pi Nhe... Đặc biệt giống lúa Ra Dư không chỉ gắn với truyền thuyết mà còn là một trong những giống lúa có phẩm chất đứng hàng đầu trong các giống lúa địa phương. |
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
