Bình Định: Đồng bào vùng cao đổi đời nhờ trồng cây dược liệu
Xã vùng cao An Toàn, huyện An Lão là “thủ phủ” cây dược liệu của tỉnh Bình Định với nhiều loại cây thuốc quý như: Chè dây, ba kích tím, hà thủ ô đỏ, đảng sâm... Nơi đây có một số loài cây dược liệu đang sinh trưởng, phát triển rất tốt. Nếu khai thác tiềm năng, lợi thế về đặc điểm đất đai và thời tiết, khí hậu của địa phương thì cây dược liệu sẽ mở ra hướng sản xuất mới, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào.
![]() |
Khu dược liệu của Bidiphar tại xã An Toàn |
Tháng 10/2020, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu và Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) đã phối hợp huyện An Lão khởi động chuyển giao kỹ thuật trồng cây thuốc bản địa chè dây cho đồng bào dân tộc thiểu số xã An Toàn. Dự án chuyển giao kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng, triển khai trong 30 tháng với mục tiêu nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương về bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn dược liệu bản địa, gắn với chuyển giao kỹ thuật trồng, thu hái, bảo tồn chè dây bản địa theo GACP-WHO; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất chè dây bền vững, hiệu quả giữa người dân xã An Toàn với Bidiphar.
Trong thời gian triển khai, dự án đã tổ chức 3 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật ươm giống, trồng thâm canh và khoanh nuôi cây chè dây dưới tán rừng, thu hút 90 hộ dân đồng bào Ba Na ở 3 thôn của xã An Toàn tham gia. Nhờ vậy, đồng bào Ba Na đã biết quy trình trồng, chăm sóc chè dây và các cây dược liệu khác theo hướng hữu cơ.
Bên cạnh dự án này, Bidiphar cũng triển khai dự án “Nuôi trồng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn thực hành tốt, nuôi trồng và thu hái dược liệu” trên diện tích hơn 75ha, tổng kinh phí 85 tỷ đồng. Dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu, trồng chế biến dược liệu giai đoạn 1 gần 12 ha và khu trồng, chế biến dược liệu giai đoạn 2 là hơn 63 ha. Khi dự án kết thúc sẽ được chuyển giao cho bà con trồng đại trà thông qua mô hình khuyến nông, sản phẩm được Bidiphar cam kết bao tiêu.
Các dự án được triển khai không những giúp cho Bidiphar chủ động được nguyên liệu trong sản xuất thuốc nam mà còn mở ra hướng phát triển mới cho vùng cao An Lão. Qua đó, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Ba Na, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Bảo hộ nhãn hiệu tập thể chè dây An Toàn, An Lão
Khi thực hiện dự án trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại xã vùng cao An Toàn, Bidiphar đã đặt ra 3 mục tiêu. Đó là: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, tạo việc làm và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, các dự án do Bidiphar triển khai đều được thực hiện theo quy trình kép kín từ việc chuyển giao quy trình trồng, cung cấp giống đúng chuẩn cho đồng bào và thu mua toàn bộ dược liệu do đồng bào trồng ra. Đặc biệt, việc trồng dược liệu phải thuần tự nhiên để có nguyên liệu tốt nhất trong điều chế thuốc nam. Do đó, đồng bào tham gia dự án phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác, không sử dụng hóa chất kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật cũng như chất bảo quản. Hiện 4 loại dược liệu do Bidiphar trồng đã đạt chứng nhận GACP-WHO, gồm: Đương quy, chè dây, thìa canh và cà gai leo.
Nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị của sản phẩm địa phương, huyện An Lão đang xúc tiến lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè dây. Theo đó, huyện An Lão đã có văn bản đề nghị cho phép Hội Liên hiệp phụ nữ xã An Toàn sử dụng tên địa danh “An Toàn, An Lão” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè dây An Toàn, An Lão”.
![]() |
Huyện An Lão có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp để phát triển cây dược liệu |
Chè dây là một loại cây dược liệu quý, đang được phục hồi và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị tại xã vùng cao An Toàn theo dự án “Chuyển giao kỹ thuật trồng cây thuốc bản địa chè dây Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch cho đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng liên kết chuỗi sản xuất dược liệu hiệu quả, bền vững nhằm cải thiện sinh kế, giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng tại xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định” do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và cải thiện đời sống của người trồng chè ở An Lão.
Dự án trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO của Bidiphar triển khai tại xã vùng cao An Toàn là hướng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc Ba Na. |
Tin mới cập nhật

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
Tin khác

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
