Bạo lực học đường trách nhiệm chính thuộc về gia đình
Hà Nội: Xây dựng chuẩn mực trong môi trường giáo dục, "dẹp" nạn bạo lực học đường Đâu là "liều thuốc đặc trị" giải quyết " căn bệnh" bạo lực học đường? Bạo lực học đường - Nỗi đau cần xóa bỏ |
Bạo lực học đường không mới, thậm chí luôn được coi là vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Theo số liệu thống kê về công tác phòng, chống bạo lực học đường của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho thấy trong 5 năm (từ năm 2017 – 2018 đến năm học 2021 – 2022) tổng số vụ bạo lực học đường xảy ra là 2.624 vụ, với 7.209 đối tượng có liên quan.
Đặc biệt tính từ đầu năm học 2022 - 2023 đến nay, toàn quốc đã xảy ra 27 vụ việc về bạo lực học đường liên quan đến 108 người (Tiểu học: 3 vụ việc, liên quan đến 17 người; THCS: 17 vụ việc, liên quan đến 59 người; THPT: 7 vụ việc, liên quan đến 32 người).
Trong đó, có 7 vụ bạo hành, 16 vụ bạo lực về thể chất, 1 vụ bạo lực tinh thần và 3 vụ bạo lực với các hình thức khác. Đây là những con số biết nói phản ánh thực trạng vô cùng gay gắt, báo động.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên nghịch lý đáng buồn rằng “bạo lực học đường” vô hình chung được chúng ta nghiễm nhiên đổ lỗi, lên án là do nhà trường không sát sao nên mới xảy ra những sự việc đáng buồn như vậy.
Trong cái lý phải có cái tình, sự thật để một đứa trẻ hình thành suy nghĩ và tính cách liệu đó chỉ là trách nhiệm của nhà trường? Nếu quy trách nhiệm về một phía vậy giáo dục ngay trong chính gia đình thì thế nào, khi ai cũng hiểu rằng gia đình là nền tảng gốc rễ của mọi đứa trẻ?
Dù chúng ta gửi con trẻ ở trường và gần như quỹ thời gian mỗi ngày của con đều gói gọn tại đó nhưng thực tế, nhà trường không có quá nhiều quyền hạn để đưa ra hình thức xử phạt vừa ý đôi bên khi xảy ra việc học sinh đánh nhau.
Bởi nếu mạnh tay "đẩy" một đứa trẻ khỏi trường học, chắc chắn sẽ nhận về không ít những bình luận tiêu cực rằng việc làm của nhà trường thiếu nhân văn, không cho học sinh cơ hội sửa sai. Nhưng nếu chỉ là các biện pháp tạm thời như đình chỉ vài ngày học, viết bản kiểm điểm,… cũng bị lên án là không cương quyết, răn đe, bưng bít thậm chí phía gia đình nạn nhân cũng nhảy cẫng lên “ném đá”, kiện tụng nhà trường.
Tỉ lệ trẻ phạm tội bạo lực học đường ngày càng tăng cao vậy nguyên nhân từ đâu và cần làm gì? Liệu rằng cứ đánh nhau rồi nhân danh giáo dục cần nhân văn, dùng thời gian để xoa dịu sự việc có ổn với thực trạng hiện nay?
Cá nhân tôi thấy, cốt lõi để giải quyết vấn đề ở đây không phải là quy trách nhiệm bên nào phải nhận mà là cách chúng ta phối hợp cùng nhau dạy trẻ hiểu được hành vi của chúng đang làm là có đúng với pháp luật hay không. Phải dạy để chúng hiểu và biết tự kiểm soát hành vi cá nhân trong mọi tình huống.
Con người sống biết vị tha, bao dung là tốt nhưng không phải lúc nào cũng vin vào sự nhân văn để cậy quyền tha thứ, sống phải biết sợ để hiểu mọi việc đều nên có chừng mực, mức độ. Khi vi phạm sẽ luôn đi kèm với hình phạt, không đơn thuần chỉ sai rồi xin lỗi là xong.
Xã hội thay đổi nhanh chóng đi kèm với đó là nhân sinh quan và đạo đức xã hội cũng thay đổi, đồng nghĩa chúng ta (gia đình, nhà trường, cơ quan thực thi pháp luật) cũng cần có hành động thực tế hơn trong vấn đề giáo dục nhân cách cho trẻ thay vì loay hoay mãi hướng giải quyết và đổ trách nhiệm cho nhau.
Để rồi lại quay về lối mòn, đổ lỗi cho nhà trường áp dụng những hình phạt mà đến giờ đám trẻ tự mặc định cứ vi phạm đi rồi tạch lưỡi là qua chuyện, hay là mớ lý thuyết dài dòng học thuộc trả bài thầy cô cho xong.
>>> Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ ý kiến hoặc bài viết ở bình luận bên dưới. Những ý kiến hay, được đăng tải sẽ hưởng chế độ nhuận bút theo quy định!
Tin mới cập nhật

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới

Từ vụ cháy chùa Làng Vẽ: Tăng cường bảo vệ di tích

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Cẩn trọng ‘mánh khoé’ mạo danh nhà trường lừa tiền các tân sinh viên

"Sống ảo" trên mạng xã hội: Hoàn hảo hơn hay lại hại mình, hại người?

Quản lý vũ khí thô sơ: Không thể để dao phóng lợn lộng hành giữa thủ đô

Nhan nhản khóa học lấy bằng, chứng chỉ online: Đừng để mất tiền vì thói sĩ diện hão

Hải Idol bị khởi tố: Càng khoe mẽ lắm, càng cay đắng nhiều

Bẫy lừa từ mã QR ''rởm'': Cẩn trọng kẻo ''tiền mất tức mang''

Hoạt động trải nghiệm cuối kỳ: Học sinh háo hức, phụ huynh phân vân?
Tin khác

''Chặt chém'' du khách: Đừng vì chút lợi nhỏ mà làm ''vấy bẩn'' hình ảnh du lịch quốc gia

Ra MV tặng Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng có đang "đùa với lửa"?

Gỡ áp lực tâm lý đè nặng sĩ tử giai đoạn nước rút

"Ăn hương ăn hoa" hiểu sao cho đúng?

Cơ hội để người lao động “tái tạo năng lượng” trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

2 tháng lương không đủ tiền mua vé máy bay đi du lịch dịp lễ

Du lịch ra sao khi tăng giá vé máy bay?

Du lịch dịp 30/4 - 1/5, đi nghỉ lễ hay đi để “hành xác"?

Người bán hàng rong "chặt chém" khách du lịch: Cần ngăn chặn triệt để từ gốc

Áp lực mùa tuyển sinh: Chọn trường chuyên hay trường thường?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
