Đâu là "liều thuốc đặc trị" giải quyết " căn bệnh" bạo lực học đường?
Tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, liên quan đến vấn đề bạo lực học đường, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) cho biết, bình quân một năm học cả nước đã xảy ra hơn 1500 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Trung bình cứ 5.200 học sinh có một vụ đánh nhau và 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân, vấn đề này phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là các đoàn thể, các tổ chức chính trị. Trong đó có đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ là trách nhiệm của toàn xã hội và mỗi gia đình phải quan tâm để cùng nhau ngăn chặn và tiến tới để chấm dứt tình trạng bạo lực học đường. Chính phủ cần quan tâm hơn nữa về vấn đề này.
Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, để xử lý, giải quyết, ngăn chặn vấn đề bạo lực học đường có thể nói, cần phải áp dụng một loạt các giải pháp có tính chất tổng thể đồng bộ với sự vào cuộc của toàn thể xã hội. Tuy nhiên, với trách nhiệm của ngành giáo dục đào tạo, Bộ có tính đến một số các giải pháp cụ thể với các mức độ ưu tiên.
Theo đó, việc đầu tiên là cần phải tăng cường kỹ năng để xử lý các vấn đề phát sinh đối với bản thân của học sinh. Đây là một trang bị kỹ năng sống rất quan trọng khi có những vấn đề phát sinh cần xử lý, ứng xử với mạng xã hội hay giao tiếp xã hội phát sinh những vấn đề có nguy cơ liên quan đến phát sinh bạo lực đối với chính mình thì đối tượng đầu tiên cần phải xử lý đó chính là bản thân học sinh. Nhiều em rất ngần ngại khi cần phải thông tin, cần phải trao đổi và lúng túng trong xử lý, đó cũng là do các em còn thiếu kỹ năng xử lý.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh:Quochoi.vn) |
Thứ hai, đối với đối tượng là giáo viên chủ nhiệm đang tăng cường tập huấn về mặt kỹ năng để xử lý các vấn đề phát sinh đối với học sinh trong đối tượng phụ trách của mình, đây cũng là một khâu rất quan trọng. Đặc biệt khi sửa Thông tư 16 quy định vị trí việc làm trong nhà trường, được sự thống nhất của Bộ Nội vụ thì tới đây sẽ có thêm một vị trí chuyên về tư vấn tâm lý học đường. Trước đây vị trí này chủ yếu hoạt động kiêm tính với một số giờ, như thế cũng rất hạn chế. Tới đây sẽ có thêm một vị trí chuyên trách về tư vấn tâm lý học đường, với nguồn nhân lực của ngành đào tạo trong các trường sư phạm 1 năm khoảng gần 9.000 nhân lực và đào tạo tăng cường thì số vị trí này có thể đáp ứng được.
Vị trí thứ hai là vị trí giáo vụ cũng đã được xác định trong nhà trường cũng sẽ hỗ trợ thêm cho các vấn đề có liên quan đến phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường. Bên cạnh đó, trong nhà trường việc đưa thêm và tăng cường các hoạt động mang tính tích cực như các hoạt động tập thể, hoạt động đoàn, đội, vui chơi giải trí, đọc sách, v.v.. tăng cường thêm nhiều những hoạt động tích cực cũng sẽ giảm khả năng sa vào những hoạt động tiêu cực.
Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, kể cả phụ huynh cũng phải tăng cường khả năng để xử lý những vấn đề bạo lực học đường phát sinh đối với con em của mình, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là các khâu rất quan trọng.
“Hơn hết và bao trùm nhất, chúng ta cần phải tiến hành triển khai thật tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu quan trọng là phát triển con người, nâng cao phẩm chất, nhân cách đạo đức, xử lý tốt việc này là đã có một yếu tố mang tính nền tảng, gốc rễ để chúng ta có thể triển khai giải quyết tận gốc những vấn đề về bạo lực học đường” - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định.
Tin mới cập nhật

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của học sinh, giáo viên Hà Nội

Những trường THPT công lập nào tăng chỉ tiêu lớp 10?

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chi tiết lịch nghỉ hè 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Hà Nội tăng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập năm 2025

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

Infographic | Xét tuyển đại học 2025: Mốc thời gian cần lưu ý

Infographic | Hà Nội: Các mốc thời gian cần nhớ thi lớp 10 năm học 2025-2026

Infographic | Tuyển sinh đại học 2025: Những điểm mới cần lưu ý
Tin khác

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Trường Đại học Điện lực: Phương án tuyển sinh năm học 2025

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Infographic | Giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Lịch tuyển sinh trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm 2025

Infographic |Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

Những tỉnh thành nào cho học sinh THCS, THPT nghỉ thứ 7?

Thủ tướng: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cần phát huy 3 tiên phong để lọt Top đầu châu Á

Infographic | Từ 14/2/2025: Không được thu tiền học thêm ở trường
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch
