28 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Chung tay vì một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh và thịnh vượng

Vào ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN Việt Nam có nhiều đóng góp cho Cộng đồng ASEAN và Ban Thư ký ASEAN

28 năm là một hành trình ghi đậm dấu ấn những đóng góp tích cực của Việt Nam vào sự phát triển chung của Hiệp hội, tạo nền tảng để thành lập Cộng đồng ASEAN gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ hai, từ phải sang), Tổng Thư ký ASEAN và các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại cuộc họp kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ bảy của ASEAN, ngày 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). Ảnh tư liệu: Trần Sơn/TTXVN

Quyết sách đối ngoại đột phá

Ngày 28/7/1995, Quốc kỳ Việt Nam được kéo lên tại Brunei. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Đây là một quyết sách chiến lược rất đúng đắn, mở ra cánh cửa để Việt Nam hội nhập quốc tế.

Trước đây, khi đề cập đến quyết sách này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng khẳng định, trước khi gia nhập ASEAN, Việt Nam là một nước bị bao vây, cô lập. Khi vào ASEAN, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước, kể cả Hoa Kỳ. Vào ASEAN, chúng ta có một tư thế mới, là thành viên của một tổ chức có uy tín, từ đó ảnh hưởng của Việt Nam quan trọng hơn.

Nhìn lại bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu những năm 1990, nhiệm vụ cơ bản của công tác đối ngoại đã được Đảng, Nhà nước chỉ rõ là củng cố và giữ gìn hòa bình để tập trung xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc điều chỉnh chính sách đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không chỉ là đòi hỏi chủ quan của tình hình trong nước, mà còn là vấn đề sống còn trước yêu cầu khách quan khi tình hình thế giới, khu vực có nhiều thay đổi, nhất là sau khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập ASEAN không chỉ có ý nghĩa với nước ta mà còn cả với khu vực. Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN (giai đoạn 2007 - 2014) cho biết: Khu vực (thời điểm 1995) đứng trước những thách thức mới là làm sao gắn kết được cả 10 nước ASEAN vốn nghi kỵ, đối đầu nhau trước đây. Chính ASEAN cần Việt Nam và việc Việt Nam gia nhập ASEAN mở ra một chương mới cho Hiệp hội và khu vực Đông Nam Á đi vào hình thành cộng đồng, phát huy vai trò trung tâm và có thể đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển khu vực này.

Việc Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN năm 1995 đã mở đường cho các nước khác như Lào, Myanmar và Campuchia gia nhập khối, biến ASEAN trở thành khối các nước hợp tác không phân biệt sự khác biệt về hệ thống chính trị.

ASEAN với sự tham gia của Việt Nam đã đưa khu vực vào thời kỳ mới. Vai trò, dấu ấn của Việt Nam được ghi nhận trong quá trình xây dựng, hình thành các chiến lược, định hướng, kế hoạch phát triển của ASEAN, đặc biệt là trong thúc đẩy tăng cường các cơ chế hợp tác khu vực, với các đối tác lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ.

Theo Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó Tổng Thư ký ASEAN, Việt Nam từ những bước ban đầu còn chập chững nay đã là một thành viên rất là chủ động, rất tích cực và cùng với các nước thành viên khác ứng phó với các thách thức, cũng như tận dụng các cơ hội đóng góp vào những vấn đề hết sức chiến lược liên quan đến hòa bình, phát triển, thịnh vượng của ASEAN, góp phần thúc đẩy vị thế của ASEAN cũng như là vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, sự thành công và vai trò ngày càng lớn của ASEAN trong chặng đường vừa qua cùng sự đồng hành của Việt Nam đã một lần nữa cho thấy sự đúng đắn trong quyết định của Việt Nam khi gia nhập Hiệp hội này. Sự tham gia ấy không chỉ thể hiện sự chủ động, tích cực trong phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của nước ta, mà còn cho thấy nhu cầu hợp tác tất yếu vì hòa bình, phát triển thịnh vượng của cả khu vực.

Khẳng định bản lĩnh và vai trò dẫn dắt trong khu vực

Dấu ấn đầu tiên lớn nhất mà Việt Nam đóng góp cho ASEAN là mở đầu một giai đoạn mới cho ASEAN phát triển mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn và thống nhất hơn, tạo ra một thế đứng mới cho ASEAN trong khu vực với đủ cả 10 nước thành viên cùng nhau hợp tác, cùng nhau mở rộng quan hệ với bên ngoài, trở thành một lực lượng trung tâm trong tất cả tiến trình đa phương của khu vực.

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN. Có thể kể đến việc góp phần xây dựng và thông qua nhiều văn kiện quan trọng, như: Tầm nhìn ASEAN năm 2020, Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 và các kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng, các Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN…, cùng các kế hoạch triển khai trên từng trụ cột của Cộng đồng và nhiều thỏa thuận quan trọng khác, nhất là về kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Theo Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN, Việt Nam là nước khởi xướng rất nhiều cơ chế hoạt động của ASEAN, trong đó có những cơ chế cho đến nay vẫn còn tiếp tục là những cơ chế trung tâm. Đơn cử như thành lập cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) năm 2010, các cơ chế ASEAN+, mở rộng Hội nghị cấp cao Đông Á với sự tham gia của Nga và Hoa Kỳ (năm 2010), thành lập Cộng đồng ASEAN (năm 2015). Những nỗ lực này giúp tăng cường vị thế quốc tế của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, đem lại những lợi ích to lớn đối với Việt Nam trên các khía cạnh an ninh - chính trị và vị thế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam xử lý các thách thức trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam đã làm Chủ tịch ASEAN 3 lần (1998, 2010, 2020), mỗi lần đều để lại dấu ấn đậm nét. Đặc biệt, năm 2020, trong cai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã làm tốt vai trò dẫn dắt các hoạt động của Hiệp hội, từ trực tiếp sang trực tuyến. Sự linh hoạt, chủ động của Việt Nam góp phần giúp ASEAN đứng vững, vượt qua giai đoạn rất khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Những sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam trong năm 2020 đã trở thành tài sản chung của khu vực.

Năm 2021, tham dự Hội nghị trực tiếp lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra hàng loạt sáng kiến như Kế hoạch cung cấp vaccine cho người dân; thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm ASEAN về các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi; phục hồi và phát triển kinh tế trong và sau đại dịch, qua đó thể hiện vai trò, sự chủ động, tích cực của Việt Nam.

Nguyên Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi đánh giá: Việt Nam đã thể hiện "tầm lãnh đạo mạnh mẽ" trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch COVID-19. ASEAN đã đoàn kết và nhanh chóng ứng phó với đại dịch kể từ tháng 2/2020. Điều này một lần nữa khẳng định "tầm lãnh đạo của Việt Nam" đặc biệt trong việc thúc đẩy các quốc gia thành viên đối thoại và hợp tác thông qua một loạt các hội nghị trực tuyến. ASEAN hoàn toàn có thể vượt qua thử thách của dịch COVID-19 với sự đồng thuận, kiên cường và nỗ lực.

Việt Nam cũng đã góp phần quan trọng trong việc củng cố và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong quan hệ với các đối tác. Các sáng kiến, đóng góp của Việt Nam góp phần thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài, đưa ASEAN trở thành đối tác chiến lược với nhiều đối tác quan trọng.

Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, Việt Nam tham gia quá trình xây dựng nguyên tắc, định hình "luật chơi" của khu vực, cùng ASEAN bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Việt Nam thúc đẩy Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) trở thành bộ quy tắc về quan hệ giữa các nước ASEAN, cũng như các nước ngoài khu vực. Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào việc xây dựng, thông qua tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) giúp hình thành lập trường chung của ASEAN, thúc đẩy hợp tác trên cơ sở phù hợp với các giá trị, nguyên tắc cơ bản và vai trò trung tâm của ASEAN.

Về vấn đề Biển Đông, Việt Nam cùng các nước thành viên tham gia tích cực trong quá trình đàm phán, ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc; cũng như đàm phán sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN 42. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đòi hỏi nỗ lực đồng bộ, nhanh chóng và quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực; trong đó không thể không nhắc đến đóng góp trên mặt trận đối ngoại nói chung và hoạt động đối ngoại đa phương nói riêng.

Là tổ chức có tầm quan trọng chiến lược, liên quan mật thiết đến lợi ích an ninh, vị thế và sự phát triển của Việt Nam, 28 năm qua, hợp tác với ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam.

Trong phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra tại Labuan Bajo (Indonesia) vào tháng 5/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu ra 3 vấn đề cốt lõi quyết định bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín của ASEAN, đó là giữ vững độc lập, tự chủ chiến lược, vươn mình bứt phá thành tâm điểm của tăng trưởng, thích ứng ngày càng tốt hơn trước những biến động bên ngoài. Trên cơ sở đó, Thủ tướng khẳng định mong muốn của Việt Nam cùng các nước xây dựng bản sắc, giá trị, sức sống và uy tín của ASEAN, đồng thời làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN.

baotintuc.vn

Tin mới cập nhật

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.

Tin khác

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 6/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 6/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 8/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 8/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm, với dầu WTI tăng 0,22%, dầu Brent tăng 0,51%
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 7/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 7/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 11/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 11/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024, giá dầu thế giới đảo chiều giảm nhẹ khi bớt lo ngại về nguồn cung, theo đó, dầu WTI giảm 0,13%, dầu Brent giảm 0,35%.
Giá tiêu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu tụt xuống 102.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu tụt xuống 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024: Dầu thế giới tăng lên mức cao nhất tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024: Dầu thế giới tăng lên mức cao nhất tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024, giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong một tuần với dầu WTI ở mốc 79,57 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 84,14 USD/thùng.
Phiên bản di động