Điện Biên

Trường phổ thông dân tộc bán trú - mô hình hiệu quả ở các huyện vùng cao

15 năm qua, tỉnh Điện Biên nỗ lực triển khai nuôi, dạy học sinh theo mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú.

Nhờ mô hình trường học bán trú, chất lượng học tập của học sinh trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày càng tốt hơn, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần bảo đảm và học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn hay lập gia đình sớm giảm rõ rệt, nhất là tại các huyện vùng sâu, biên giới như: Điện Biên Đông, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa…

Trường phổ thông dân tộc bán trú - mô hình hiệu quả ở các huyện vùng cao

Các thầy, cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nà Hỳ (Nậm Pồ, Điện Biên) chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới

Huyện Điện Biên Đông là 1 trong 6 huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên. Hiện nay, huyện có 29 trường Phổ thông Dân tộc bán trú với nhiều điểm trường ở các xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Những năm trước đây, khi chưa có mô hình trường học bán trú, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, đi học không chuyên cần rất phổ biến, nhất là vào mùa mưa. Từ khi triển khai mô hình trường học bán trú, đặc biệt khi thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, tỷ lệ học sinh chuyên cần đến lớp của các trường tăng cao, tỷ lệ học sinh nữ học hết lớp 9 và học lên Trung học Phổ thông cũng tăng lên rất nhiều.

Đơn cử như tại điểm trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học Pú Nhi, năm học 2022 – 2023 trường có gần 500 học sinh, trong đó gần như 100% là học sinh bán trú. Những năm qua, từ nguồn kinh phí đầu tư của các chương trình dự án, nguồn xã hội hóa, nhà trường đã xây mới, sửa chữa nhà bếp, khu vực nhà ăn. Bếp ăn của nhà trường cơ bản được xây dựng kiên cố, sạch sẽ, thoáng mát. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà trường đã chia thành các khu chế biến thực phẩm tươi sống, khu nấu ăn và khu để thức ăn đã nấu chín.

Với kinh phí của nhà nước hỗ trợ hơn 500.000 đồng/học sinh/tháng, chỉ đủ mua lương thực, thực phẩm nên nhà trường đã tận dụng diện tích đất trống, cải tạo thành vườn rau. Chất lượng bữa ăn bán trú của các em học sinh vùng khó khăn tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học Pú Nhi ngày càng được cải thiện, góp phần duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương. Bên cạnh việc tổ chức ăn bán trú, trường còn thành lập ban quản lý, phân công giáo viên trực tiếp quản lý học sinh ở bán trú 24/24 giờ.

Trường phổ thông dân tộc bán trú - mô hình hiệu quả ở các huyện vùng cao

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH Phìn Hồ được đầu tư khang trang, sạch đẹp

Cũng đứng chân trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Pú Hồng đang tập trung các nguồn lực xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2023- 2025. Cơ sở vật chất của nhà trường năm học 2022- 2023 gồm: 15 phòng lớp học, 22 phòng nội trú, công trình vệ sinh, nước sạch đều được xây dựng kiên cố, trường lớp khang trang, sạch đẹp, cơ bản đảm bảo chất lượng phục vụ cho các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn gặp một số khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất. Các dự án đầu tư do thiếu kinh phí đã kéo dài nhiều năm, nhiều hạng mục đã xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng dậy học của nhà trường.

Trong công tác dạy học, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Pú Hồng cũng gặp nhiều khó khăn do Pú Hồng là một xã vùng cao, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện và động viên con em đến trường. Đặc biệt, tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội đã diễn ra phổ biến ở hầu hết các bản trong xã đã ảnh hưởng lớn đến việc huy động học sinh ra lớp.

Huyện biên giới Nậm Pồ là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn nên ngành giáo dục rất quan tâm đến việc chăm lo, đảm bảo chính sách đối với học sinh. Nhất là các chính sách đối với học sinh bán trú; miễn, giảm học phí và dụng cụ học tập… Hiện nay, toàn huyện Nậm Pồ có 23 trường học các cấp là trường Phổ thông dân tộc bán trú, nội trú với hơn 13.200 học sinh dân tộc thiểu số.

Ngay đầu năm học, các trường đã tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... Trong đó, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Nậm Nhừ được đầu tư xây mới khang trang, hiện đại. Các lớp học rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo diện tích, thuận lợi cho công tác dạy và học của nhà trường. Năm học 2022-2023, trường đón gần 500 học sinh với tổng số 19 lớp. Hiện trường đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất và phấn đấu được công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia vào tháng 3/2023.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT Nậm Pồ có 100% học sinh đều là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện; hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, con nhà nghèo, đông anh chị em. Trong đó, nhiều em được về trường theo học là nhờ chính sách dành cho học sinh bán trú cấp 1, cấp 2 mà tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều năm qua. Hằng năm, trường đều dành một khoản kinh phí để xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, nâng cấp trường lớp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh bán trú.

Tiếp tục nhân rộng mô hình trường học bán trú, năm học 2022-2023 ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên đã huy động hơn 76 tỷ đồng xây dựng mới 59 phòng học, 26 phòng ở nội trú, 30 công trình phụ trợ phục vụ việc dạy học và học của học sinh bán trú nói riêng, học sinh trong toàn tỉnh nói chung.

Trung Hiếu

Tin mới cập nhật

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin khác

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang xác định, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao đời sống của bà con.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/4 thế nào?
“Cầm cương” giá vàng – Bài 2: Giá vàng "nóng bỏng tay", ai hưởng lợi?

“Cầm cương” giá vàng – Bài 2: Giá vàng "nóng bỏng tay", ai hưởng lợi?

Cơn sốt vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ai sẽ là người hưởng lợi trong việc giá vàng liên tục leo thang?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo giảm mạnh trong tuần mới

Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo giảm mạnh trong tuần mới

Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/4/2024, giá dầu thế giới vừa trải qua tuần lao dốc tới 3%, trong tuần mới giá dầu dự báo tiếp tục đà giảm mạnh.
Phiên bản di động