Tranh thủ xu hướng thời đại, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đi đúng và trúng hướng, triển khai toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, thực chất, trong đó có hoạt động ngoại giao kinh tế.
Từ kinh nghiệm của ngoại giao vaccine, thúc đẩy ngoại giao kinh tế Đưa hợp tác kinh tế trở thành một nội dung trung tâm trong các hoạt động đối ngoại

Ngoại giao kinh tế chuyển biến mạnh mẽ

Báo cáo trọng tâm công tác ngoại giao kinh tế năm 2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2022 đã bám sát các trọng tâm điều hành của Chính phủ, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời chuyển trọng tâm từ ngoại giao phục vụ phòng, chống dịch bệnh sang phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu 6 trọng tâm cho công tác ngoại giao kinh tế trong năm 2023, gồm: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai, cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ; xác định hợp tác kinh tế là trọng tâm trong các hoạt động của lãnh đạo cấp cao; đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học-công nghệ... với tinh thần lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập và liên kết quốc tế; chú trọng tăng cường công tác nghiên cứu, tham mưu và đổi mới mạnh mẽ, đẩy mạnh sáng tạo, nâng cao hiệu quả để tạo chuyển biến thực chất trong triển khai ngoại giao kinh tế.

Tranh thủ xu hướng thời đại, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế

Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế và những trọng tâm ngoại giao kinh tế năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, thời gian qua, nhìn chung công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đã đi đúng và trúng hướng, được triển khai toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, thực chất, trong đó có hoạt động ngoại giao kinh tế, ngoại giao vaccine là một điểm sáng, cùng với ngoại giao hợp tác phát triển, ngoại giao phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Đặc biệt, “chúng ta đã từng bước chủ động, linh hoạt chuyển trọng tâm sang ngoại giao phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ngoại giao kinh tế chuyển biến mạnh mẽ, có nhiều đóng góp quan trọng” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Từ những kết quả đã đạt được, Thủ tướng Chính phủ đề nghị, trước các vấn đề toàn cầu, phải có cách tiếp cận toàn cầu, kêu gọi đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương; với các vấn đề toàn dân, phải có cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực; như các vấn đề phòng chống dịch Covid-19, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu...

Cùng với đó, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, làm chủ của nhân dân; bám sát đường lối, chủ trương, chính sách triển khai công tác đối ngoại nói chung, ngoại giao kinh tế nói riêng; phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh: "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt".

Bám sát tình hình, yêu cầu thực tiễn quốc tế và trong nước, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, bản lĩnh, chủ động trong mọi tình huống, kiên trì, kiên định đường lối đối ngoại, giữ vững bản lĩnh, nguyên tắc nhưng phải uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo để thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Thủ tướng đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nắm vững, truyền tải thông điệp về đường lối phát triển, đối ngoại, hội nhập và hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam
Thủ tướng đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nắm vững, truyền tải thông điệp về đường lối phát triển, đối ngoại, hội nhập và hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại và cả những dư địa cần được khai thác trong công tác ngoại giao kinh tế, nhất là công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhà ngoại giao với doanh nghiệp, các địa phương, các cơ quan trong nước và ngoài nước vẫn còn khoảng cách cần phải khắc phục…

Thủ tướng nhấn mạnh, trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác ngoại giao kinh tế, cần bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, Chương trình hành động của Chính phủ về Ngoại giao kinh tế; tiếp tục phát huy bản sắc "ngoại giao cây tre", xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, lấy lợi ích quốc gia-dân tộc, hiệu quả thực chất làm tiêu chí hàng đầu.

Theo đó, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các nhiệm vụ hằng năm, kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm, việc thực hiện các mục tiêu phát triển tới năm 2030, 2045...

Vì vậy, vai trò quan trọng của các nhà ngoại giao, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện và tham tán thương mại ở nước ngoài, trong triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, trong đó có công tác ngoại giao kinh tế, trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến chóng, phức tạp, khó lường, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Tranh thủ xu hướng thời đại đẩy mạnh ngoại giao kinh tế

Về các trọng tâm công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới, Thủ tướng lưu ý, trong bối cảnh thời gian, nguồn lực có hạn, công việc nhiều, yêu cầu cao, suy nghĩ phải kỹ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, "đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả"; biến nguy thành cơ, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Thủ tướng cho hay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, khai thác tối đa dư địa xuất khẩu của các ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế và thế giới có nhu cầu. Tận dụng hiệu quả mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở rộng thị trường sang khu vực Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á, châu Phi; khẩn trương thúc đẩy ký kết FTA với Israel và nghiên cứu thiết lập các khuôn khổ hợp tác kinh tế-thương mại lâu dài, ổn định với các đối tác tiềm năng.

Đồng thời, tận dụng tốt cơ hội các thị trường lớn mở cửa trở lại nền kinh tế để thúc đẩy thương mại song phương, trong đó có Trung Quốc. Chủ động nắm bắt cơ hội thị trường, thông tin về các mặt hàng nước bạn có nhu cầu và ta có khả năng xuất khẩu, kịp thời phổ biến các quy định mới về thương mại của sở tại cho doanh nghiệp và người sản xuất. Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, tìm kiếm đối tác, kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy các ngành kinh tế đối ngoại, nhất là du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động, tận dụng xu hướng mở cửa trở lại của các nước đối tác và nhu cầu lao động tại một số thị trường. Tranh thủ mọi cơ hội để thu hút nguồn lực bên ngoài cho chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, tiếp tục vận động các đối tác ủng hộ Việt Nam chuyển đổi năng lượng, bảo đảm công bằng, công lý; tăng cường hợp tác công-tư (PPP); hỗ trợ Việt Nam về công nghệ và tài chính, vốn, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Đông thời, tiếp tục chú trọng và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược, nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong triển khai ngoại giao kinh tế, đặc biệt là tăng cường gắn kết giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan đối ngoại Trung ương và địa phương; giữa các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp; trong nước với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; giữa ngoại giao kinh tế với ngoại giao văn hóa, quốc phòng-an ninh...

Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nắm vững, truyền tải thông điệp về đường lối phát triển, đối ngoại, hội nhập và hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam. Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng hành, đối thoại với các doanh nghiệp, giải quyết thấu tình đạt lý các đề xuất, kiến nghị, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

Hà Hương

Tin mới cập nhật

Phó Chủ tịch EC: Việt Nam là điển hình về hợp tác thương mại ấn tượng

Phó Chủ tịch EC: Việt Nam là điển hình về hợp tác thương mại ấn tượng

Từ khi EVFTA có hiệu lực, bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động do xung đột, đứt gãy chuỗi cung ứng, song TM Việt Nam-EU vẫn tăng trưởng hơn 30%/năm
Việt Nam-Ba Lan thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghệ thông tin

Việt Nam-Ba Lan thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghệ thông tin

TP.HCM sẽ tiếp tục đóng vai trò như một cầu nối vững chắc, chủ động phối hợp, triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư với Ba Lan.
Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Ý

Kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Ý

Tổng lãnh sự quán Ý tại TP. Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Ý vào tối ngày 2/6 vừa qua.
Sẵn sàng cho “sân chơi” thuế tối thiểu toàn cầu

Sẵn sàng cho “sân chơi” thuế tối thiểu toàn cầu

Phải chuẩn bị sẵn các gói chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới, trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng trong năm 2024.
Thủ tướng Australia sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Singapore và Việt Nam

Thủ tướng Australia sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Singapore và Việt Nam

Thủ tướng Australia sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Singapore (1-2/6) và Việt Nam (3-4/6) nhằm tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.
Mở rộng các FTA để tăng lực xuất khẩu cho hàng Việt

Mở rộng các FTA để tăng lực xuất khẩu cho hàng Việt

Bên cạnh hệ thống FTA đang thực thi, Việt Nam tiếp tục mở rộng phạm vi, nỗ lực đàm phán với các thị trường mục tiêu nhằm mở rộng cơ hội gia tăng xuất khẩu…
5 tháng, vốn FDI đăng ký mới tăng mạnh

5 tháng, vốn FDI đăng ký mới tăng mạnh

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 5 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút 962 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI) mới.
Thúc đẩy AfCFTA: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Thúc đẩy AfCFTA: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy Khu vực tự do Thương mại Lục địa châu Phi: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam,” tổ chức chiều 24/5.
Trao đổi, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-New Zealand

Trao đổi, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-New Zealand

Trao đổi thương mại giữa Việt Nam-New Zealand có tăng trưởng tích cực kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2009.
Sớm khởi động đàm phán FTA Việt Nam và khối thị trường chung Nam Mỹ

Sớm khởi động đàm phán FTA Việt Nam và khối thị trường chung Nam Mỹ

Việt Nam và khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) sẽ sớm khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do để cùng khai thác dư địa về thương mại, thúc đẩy đầu tư.

Tin khác

Mở rộng cơ hội hợp tác qua các FTA

Mở rộng cơ hội hợp tác qua các FTA

Những năm qua, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều kết quả tích cực đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Việt Nam-Canada phấn đấu kim ngạch thương mại sớm đạt 10 tỷ USD

Việt Nam-Canada phấn đấu kim ngạch thương mại sớm đạt 10 tỷ USD

Nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Chính phủ đã gặp người đồng cấp Canada Justin Trudeau để trao đổi, thảo luận về hợp tác song phương.
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hướng tới tương lai

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hướng tới tương lai

Chuyến công tác của Thủ tướng diễn ra trong bối cảnh năm 2023, Việt Nam - Nhật Bản kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (21.9.1973 - 21.9.2023).
Hướng dẫn về cấp C/O mẫu RCEP

Hướng dẫn về cấp C/O mẫu RCEP

Tổng cục Hải quan hướng dẫn mới liên quan đến mẫu và chữ ký cán bộ có thẩm quyền cấp C/O trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hội nghị Cấp cao ASEAN 42: Một ASEAN tầm vóc, hết mình vì lợi ích người dân

Hội nghị Cấp cao ASEAN 42: Một ASEAN tầm vóc, hết mình vì lợi ích người dân

Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 thể hiện quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN tầm vóc, bền vững, bao trùm, hết mình vì lợi ích người dân.
Kết nối văn hóa ASEAN-Hà Lan qua sản phẩm dệt may truyền thống

Kết nối văn hóa ASEAN-Hà Lan qua sản phẩm dệt may truyền thống

Đại sứ quán Malaysia tại The Hague (Hà Lan) chủ trì sự kiện giới thiệu sản phẩm dệt may truyền thống của các nước ASEAN.
Quan hệ song phương tốt đẹp mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp Việt-Anh

Quan hệ song phương tốt đẹp mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp Việt-Anh

Việc rất nhiều mặt hàng được giảm thuế xuống 0% theo UKVFTA đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp NK hàng Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Anh.
Thủ tướng Luxembourg bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Luxembourg bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 3/5, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 – 5/5 theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy phát triển ngành Halal Việt Nam

Tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy phát triển ngành Halal Việt Nam

Thị trrường Halal toàn cầu giàu tiềm năng, đang phát triển nhanh với nhiều lĩnh vực; trong đó, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal.
78,3 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi theo các FTA

78,3 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi theo các FTA

Năm 2022, tổng kim ngạch XK sử dụng các loại C/O ưu đãi theo FTA năm 2022 đạt 78,3 tỷ USD, chiếm 33,61% tổng kim ngạch XK gần 233 tỷ USD sang các thị trường FTA
Xem thêm

Đọc nhiều

Doanh nghiệp Việt tuần qua: Ông Trầm Bê tái xuất, nhiều cổ phiếu bất ngờ bùng nổ

Doanh nghiệp Việt tuần qua: Ông Trầm Bê tái xuất, nhiều cổ phiếu bất ngờ bùng nổ

Ông Trầm Bê trở lại thương trường, doanh nghiệp của đại gia Đường “bia” lỗ nặng, nhiều cổ phiếu tăng dựng đứng… là những tin tức doanh nghiệp chú ý tuần qua.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 7/6: Những quận, huyện nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 7/6: Những quận, huyện nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 7/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, nhiều khu vực tại các quận Hà Đông, Long Biên, Thị xã Sơn Tây bị tạm ngừng cấp điện.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 6/6: Nhiều nhà dân tại quận Đống Đa, Hà Đông, Gia Lâm bị mất điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 6/6: Nhiều nhà dân tại quận Đống Đa, Hà Đông, Gia Lâm bị mất điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 6/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6: Nhiều nơi tại quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6: Nhiều nơi tại quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 5/6: Nhiều khu vực quận Đống Đa, Hà Đông bị cắt từ sáng sớm

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 5/6: Nhiều khu vực quận Đống Đa, Hà Đông bị cắt từ sáng sớm

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 5/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, người dân cần biết để chủ động trong sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh.
Việt Nam có bao nhiêu sân bay vào năm 2030?

Việt Nam có bao nhiêu sân bay vào năm 2030?

Chính phủ duyệt quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 theo mô hình trục nan với 2 đầu mối Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Dòng tiền chứng khoán trở lại mạnh mẽ, chuyên gia nói gì?

Dòng tiền chứng khoán trở lại mạnh mẽ, chuyên gia nói gì?

Chuyên gia chứng khoán đưa ra các khuyến nghị với nhà đầu tư khi dòng tiền trong nước đang dần quay trở lại thị trường trong bối cảnh lãi suất giảm.
Lợi nhuận doanh nghiệp thuỷ sản lao dốc sau năm bứt phá

Lợi nhuận doanh nghiệp thuỷ sản lao dốc sau năm bứt phá

Lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết ghi nhận mức giảm 74% so với cùng kỳ trong quý I/2023 do nhu cầu yếu ở các thị trường xuất khẩu.
Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 8/6: Huyện Thanh Oai có nhiều khu vực bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 8/6: Huyện Thanh Oai có nhiều khu vực bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 8/6 theo cập nhật mới nhất của EVNHANOI, nhiều công ty, doanh nghiệp và một số khu vực dân cư sẽ bị cắt điện.
Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Công ty Xuất nhập khẩu phát triển Xanh VT cho biết, hiện DN đang tìm kiếm nhà cung cấp dầu ăn của Ấn Độ để xuất khẩu sang một đối tác thứ 3 do được yêu cầu.
Phiên bản di động