Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Nỗ lực hướng tới cân bằng và "cùng thắng"

Với vai trò thành viên Chính phủ phụ trách vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua, Bộ Công Thương Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tìm giải pháp cân bằng cán cân thương mại song phương, trong đó có Thái Lan, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nỗ lực cho cuộc chơi thương mại công bằng
Toàn cảnh kỳ họp lần thứ 4 Uỷ ban Hỗn hộp thương mại Việt Nam – Thái Lan

Tích cực chung tay tháo gỡ những vướng mắc

Trở lại với nội dung của kỳ họp lần thứ 4 Uỷ ban Hỗn hợp thương mại Việt Nam - Thái Lan.

Ngày 18/9/1991, Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan đã ký kết Hiệp định về việc thành lập Uỷ ban Hỗn hợp hợp tác kinh tế với mong muốn tăng cường hơn nữa và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai Bên; thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, và phù hợp với các quy định của Hiệp định thương mại, kinh tế và kỹ thuật ký giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan tại Băng Cốc ngày 11 tháng 1 năm 1978. Uỷ ban hỗn hợp sẽ thành lập một tiểu ban về kinh tế và thương mại, một tiểu ban về hợp tác kỹ thuật và các tiểu ban khác khi thấy cần thiết.

Uỷ ban hỗn hợp sẽ xem xét lại tiến triển trong việc thực hiện tất cả những Hiệp định đã ký trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa hai Bên, nghiên cứu và giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các Hiệp định; Nghiên cứu và thăm dò những khả năng mở rộng hợp tác kinh tế và đưa ra những kiến nghị để củng cố và thúc đẩy sự hợp tác; Xem xét và ký kết các hiệp định phụ trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và thương mại theo sự chỉ đạo của Chính phủ hai nước.

Nhờ đó, hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại song phương giữa Việt Nam và Thái Lan đã có bước phát triển không ngừng. Năm 1994, kim ngạch XNK hai bên mới đạt 352,6 triệu USD, đạt 2,349 tỷ USD thì đến Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan đạt gần 19 tỷ USD. Hai bên cũng phấn đấu sẽ đưa kim ngạch song phương lên 25 tỷ USD vào năm 2025.

Mặc dù có kết quả tốt đẹp song cán cân thương mại giữa hai bên lại không cân bằng và Việt Nam luôn nhập siêu cả một thời kỳ dài. Đã có những thời điểm, một số mặt hàng tiêu dùng của Thái Lan được người Việt Nam ưa chuộng như quần áo, giày dép, hoa quả (xoài, mít, bơ, chôm chôm). Bên cạnh đó, số doanh nghiệp, dự án của Thái Lan tại Việt Nam cũng nhiều hơn so với doanh nghiệp, dự án của Việt Nam tại Thái Lan.

Nguyên nhân của vấn đề trên phần nhiều xuất phát từ quá khứ bởi lẽ Việt Nam đã chịu quá nhiều tổn thất bởi chiến tranh kéo dài do đó cả công nghiệp và thương mại phát triển chậm hơn so với Thái Lan. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước bằng những sách lược, chiến lược đúng đắn, Việt Nam đã vươn mình đứng dậy một cách mạnh mẽ trong quá trình hội nhập toàn cầu. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất của người dân được nâng lên; năng lực sản xuất, xuất khẩu có sự tăng trưởng cao và ngày càng khẳng định trên trường quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam có thể tự tin trong các sân chơi thương mại khu vực và thế giới. Và trong mối quan hệ thương mại song phương, Việt Nam cũng đang nỗ lực hết sức mình để cân bằng cán cân thương mại, từng bước giảm nhập siêu. Có lẽ đây cũng là điều “trăn trở” của người đứng đầu ngành Công Thương Việt Nam.

Nỗ lực cho cuộc chơi thương mại công bằng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam - Nguyễn Hồng Diên

Nắm tay nhau cùng đi xa hơn

Chính vì điều này, mà tại kỳ họp của Ủy ban hỗn hợp thương mại Việt Nam – Thái Lan, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thẳng thắn đề cập những vướng mắc trong chính sách kinh tế - thương mại của Thái Lan đối với hàng hoá Việt Nam.

Đơn cử như vấn đề nhập khẩu mặt hàng sữa của Việt Nam gặp nhiều khó khăn về thủ tục, thời gian; thủ tục xuất nhập cảnh và kiểm tra đối với tàu hàng Việt Nam ghé cảng Thái Lan…Và Bộ trưởng Công Thương đề nghị phía Thái Lan dỡ bỏ những quy định không cần thiết đối với các mặt hàng của Việt Nam hay đơn giản các thủ tục theo hướng 1 cửa không khoá, chứ không phải 1 cửa nhiều khoá.

Bởi lẽ, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, cùng một mặt hàng nhưng chất lượng, hương vị, giá cả sẽ khác nhau nên phải cùng tạo thuận lợi thương mại cùng có lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng mỗi bên.

Đặc biệt trong bối cảnh khu vực và thế giới tiếp tục có những thay đổi sâu sắc và có tác động toàn cầu như sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đại dịch Covid-19; quan hệ thương mại giữa các nước lớn tiếp tục căng thẳng, chiến sự tại U-crai-na…do đó, các nước láng giềng, có quy mô nền kinh tế còn nhỏ càng cần phải đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ trong các khuôn khổ song phương, đa phương để cùng phát triển, nắm tay nhau đi xa hơn.

Tại kỳ họp, chính Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit cũng đã khẳng định Thái Lan coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, coi trọng sự thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với Việt Nam.

Phó Thủ tướng Jurin Laksanawisit cũng cho rằng, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam như sửa đổi Nghị định 116/2017 năm 2017 liên quan đến điều kiện kinh doanh, nhập khẩu ô tô theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; cấp phép thành lập chi nhánh Ngân hàng Kasikorn tại Việt Nam, hỗ trợ phía Thái Lan thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Thái Lan tại Việt Nam (Thaicham), hoàn tất thủ tục cho phía Thái Lan đăng ký chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm của Thái Lan; tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, hợp tác lao động, giao thông, hàng hoá quá cảnh…

Thực tế, có những vướng mắc mà phía Việt Nam đề cập không phải vấn đề mới mà đã tồn tại từ trước đó, song trong quá trình trao đổi, bằng sự chủ động, tự tin, cách diễn đạt chân thành, gần gũi nhưng cũng rất thẳng thắn của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giúp lãnh đạo Thái Lan hiểu rõ hơn về quan điểm hợp tác của Việt Nam trong giai đoạn mới theo hướng cân bằng “cùng thắng” và “có đi có lại mới toại lòng nhau”.

Trước những đề xuất đi thẳng vào vấn đề và phân tích hợp tình, hợp lý của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Jurin Laksanawisit đã cam kết sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng của Thái Lan phối hợp xử lý, giải quyết những vấn đề Việt Nam đã nêu.

Nỗ lực cho cuộc chơi thương mại công bằng
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit và Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên tham quan gian hàng công nghệ giới thiệu sản phẩm tiêu dùng trên nền tảng số

Để dòng chảy hàng hóa hậu Covid mạnh mẽ hơn

Qua thảo luận, trao đổi, hai bên đã thống nhất thông qua biên bản kỳ họp lần thứ 4 với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, hai bên nhát trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn trong việc tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp theo hướng cân bằng hơn, cùng có lợi; loại bỏ thủ tục, rào cản thương mại; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử; hợp tác lĩnh vực giao thông, logistics, chuỗi cung ứng; cấp phép cho hàng hoá, nhất là các mặt hàng nông sản, trái cây tươi; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thái Lan, để làm cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam hoạt động, kinh doanh tại Thái Lan; đẩy mạnh đầu tư các ngành công nghiệp nền tảng (năng lượng, ô tô, vật liệu, điện tử, hoá chất), chế biến thực phẩm, dệt may, phát triển hạ tầng (khu công nghiệp, hạ tầng năng lượng, hạ tầng logistics), ngân hàng, lao động, lao động, sở hữu trí tuệ... để hỗ trợ và tạo thêm các cơ hội cho việc mở rộng các hoạt động thương mại.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong các cơ chế tiểu vùng, khu vực và đa phương; thực thi và nâng cấp Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do ASEAN+, tập trung vào thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, giải quyết hàng rào phi thuế quan, tăng cường minh bạch... nhằm bảo đảm dòng chảy hàng hoá không bị gián đoạn, củng cố thương mại nội khối ASEAN và chuỗi cung ứng khu vực, đóng góp cho phục hồi kinh tế của khu vực sau đại dịch.

Nỗ lực cho cuộc chơi thương mại công bằng

Kết nối và lan toả

Trong chuyến công du lần này, bên cạnh việc tham dự và “chốt” nhiều nội dung quan trọng hợp tác song phương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp, làm việc với nhiều doanh nghiệp lớn của Thái Lan với mong muốn kết nối, thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, đưa hàng Việt Nam vào thị trường Thái Lan và các nước; đồng thời mở ra cơ hội đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, đào tạo nguồn nhân lực…góp phần phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là lý do, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam như EVN, TKV, PVN và nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu khác tham gia đoàn công tác.

Tại các buổi làm việc với ngân hàng Kasikorn và Central Group, sau khi nghe các đối tác trình bày năng lực, hoạt động kinh doanh của mình, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề cập thẳng những vấn đề mà ngành Công Thương quan tâm.

Nỗ lực cho cuộc chơi thương mại công bằng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với lãnh đạo ngân hàng Kasikorn

Ví dụ tại buổi tiếp lãnh đạo Kasikorn, Bộ trưởng mong rằng ngân hàng có thể phát huy vai trò trong việc hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Thái Lan và doanh nghiệp tại các nước mà Kasikorn đã có chi nhánh, đặc biệt là tại các nước mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma. Bộ trưởng đề nghị Kasikorn tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, nghiên cứu và đưa ra các gói hỗ trợ tài chính với mức lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa của Việt Nam để khôi phục, mở rộng sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hậu Covid, nghiên cứu các cơ hội đầu tư, cung cấp vốn cho các dự án hướng đến mục tiêu chuyển đổi năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới, chẳng hạn như điều chế hydro xanh, amoniac xanh, sản xuất pin dự trữ năng lượng...

Hay tại buổi làm việc với Tập đoàn Central, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định năng lực sản xuất đối với nhiều loại sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, nông sản, thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng khác của Việt Nam đã được nâng cao, đảm bảo uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý, cạnh tranh. Do đó, Bộ trưởng đề nghị Central Retail (đơn vị thành viên của Central Group) tăng cường các hoạt động quảng bá, hỗ trợ đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Thái Lan và các thị trường khác tại Đông Nam Á, châu Âu nơi Central Group có đầu tư phát triển hệ thống phân phối, giới thiệu sản phẩm của Việt Nam trên các hệ thống bán lẻ trực tuyến của Thái Lan. Điều này vừa mang lại lợi ích cho cả Central Retail và kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên để làm được điều đó, Bộ trưởng cho rằng, Central Retail cần tăng cường hoạt động đào tạo, tập huấn về bán lẻ cho các nhà cung ứng tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp... tại các địa phương và tổ chức việc kết nối, thu mua thường xuyên từ những nhà cung ứng này với mức chiết khấu thấp, thậm chí là 0%.

Nỗ lực cho cuộc chơi thương mại công bằng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và đoàn công tác làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Central Group

Với tiềm năng về thị trường và các cơ hội kinh tế tại Việt Nam, Bộ trưởng đề nghị Central Group nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống, dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng, dịch vụ logistics (xây dựng các trạm trung chuyển, kho chứa bảo quản hàng hóa, chuỗi cung ứng lạnh…), sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Dù các buổi làm việc hay tiếp xúc diễn ra trong không khí nghiêm túc nhưng bất cứ ai tham dự đều cảm nhận được sự chủ động, tự tin của vị tư lệnh ngành Công Thương trong cách trao đổi với các đối tác và niềm hy vọng về một cánh cửa hợp tác đầu tư, phát triển thương mại ở tầm cao mới trong một tương lai rất gần. Tin rằng, bằng sự quyết tâm, nỗ lực cùng các giải pháp cụ thể, tiến trình hợp tác kinh tế- thương mại nói riêng và hợp tác song phương toàn diện giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ trở nên tốt đẹp hơn, cùng nắm tay nhau đi xa hơn...

Nỗ lực cho cuộc chơi thương mại công bằng
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Thái Lan, sáng 21/04/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và tình hình công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu nói riêng trong những tháng đầu năm 2022; Đồng thời thông tin về kết quả của kỳ họp lần thứ 4 của Uỷ ban Hỗn hợp thương mại Việt Nam – Thái Lan, trong đó nhấn mạnh đến việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhiều lĩnh vực cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương theo hướng cân bằng.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ mong muốn Đại sứ và các cơ quan, đơn vị thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tiếp tục hỗ trợ thương vụ, cũng như các đơn vị thuộc Bộ Công Thương triển khai các chương trình hợp tác giữa hai nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước và vun đắp tình hữu nghị giữa hai bên.

Nguyên Vũ

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Tin khác

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 28/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 28/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần tăng mạnh. Theo đó dầu WTI xấp xỉ mốc 84 USD/thùng, dầu Brent vượt mốc 89 USD/thùng.
Phiên bản di động