Thị trường bất động sản kỳ vọng “sáng cửa” từ năm 2024

Sau trầm lắng kéo dài, thị trường bất động sản được trông đợi ấm dần lên với những động thái quyết liệt của Chính phủ và niềm tin của doanh nghiệp.
Thị trường bất động sản: Nhìn người mà ngẫm cho ta Thị trường bất động sản ấm dần sau Tết Những đề xuất mới cho phát triển thị trường bất động sản Việt Nam

Không hẹn mà nên, hai sự kiện cũng là hai diễn đàn về thị trường bất động sản nói chung và phân khúc nhà ở xã hội nói riêng liên tiếp được tổ chức trong hai ngày 15 và 16/3 với sự có mặt của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành cùng đông đảo các lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế.

Yếu tố quan trọng nhất là sự đồng thuận để chung tay hành động, đem lại chuyển động thực chất, lành mạnh cho thị trường bất động sản và điều thứ hai, quan trọng hơn, thị trường tiếp cận được người thực sự có nhu cầu về nhà để ở là thành công nổi bật của hai sự kiện.

Thị trường bất động sản kỳ vọng “sáng cửa” từ năm 2024

Phát triển nhà ở xã hội là yêu cầu quan trọng hiện nay của thị trường bất động sản.

Ảnh: vtcnews.

Được xác định là ngành có tác động lớn đến nền kinh tế, trước những khó khăn, vướng mắc đang hiện diện, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi. Có thể thấy, sự vào cuộc quyết liệt đó đã phần nào giải quyết được các vấn đề trên thị trường, từng bước tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tiếp cận vốn…

Tại sự kiện thứ nhất Diễn đàn bất động sản mùa xuân trong lần thứ IV được tổ chức ngày 15/3, điều được ghi nhận của các chuyên gia và doanh nghiệp là những đạo luật mang tính "xương sống" liên tiếp được thông qua trong năm 2023 gồm: Luật đất đai, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản sẽ nhanh chóng được cụ thể hoá bằng những nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành.

Bởi thế nói như chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh, có thể coi năm 2024 là năm của các văn bản hướng dẫn 3 bộ luật nói trên bằng tinh thần cụ thể hoá được các quan điểm đổi mới, đồng thời như ông Ánh nhấn mạnh, “các văn bản hướng dẫn vẫn cần đáp ứng tích cực thực tiễn của thị trường bất động sản” để các bộ luật quan trọng nêu trên nhanh chóng đi được vào cuộc sống.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thời điểm hiện tại, chưa thể đánh giá hết được những khó khăn, thách thức của thị trường bất động sản, nhưng dự báo vào giai đoạn nửa cuối năm 2024, thị trường sẽ dần đi vào ổn định và có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

Cùng đó năm 2024, khả năng cao sẽ là năm cuối cùng trên hành trình "vượt chướng ngại vật" của thị trường bất động sản Việt Nam và đây sẽ là khoảng thời gian tạo nền cho thị trường bước vào một chu kỳ phát triển mới. Việc thông qua các luật nói trên vẫn theo ông Đính gửi đi một tín hiệu tích cực để các chủ thể gửi gắm niềm tin và sốc lại tinh thần cho giai đoạn tới.

Các ý kiến tại Diễn đàn cũng cho thấy, một vấn đề quan trọng trước mặt của thị trường bất động sản Việt Nam là cần cơ cấu lại sản phẩm trên thị trường này hướng đến nhu cầu thực gắn với không chỉ phát triển nhà ở xã hội, mà còn cả nhà ở thương mại giá bình dân… bởi đây là phân khúc xuất phát từ nhu cầu và khả năng thực tế của đại đa số người dân.

Liên quan đến vấn đề này, TS Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đưa ra một ý kiến đáng chú ý. Theo ông Hiếu, nhà ở xã hội nên phát triển cả bán và cho thuê, ai có đủ năng lực mua sẽ mua, ai không đủ thì thuê. Bên cạnh những dự án nhà ở xã hội có sẵn, có thể hỗ trợ các đối tượng chính sách thuê nhà riêng lẻ trong ngõ các khu dân cư hoặc căn hộ chung cư thương mại gần nơi làm việc..., tùy theo nhu cầu của từng đối tượng.

"Nên tiếp cận phát triển nhà ở xã hội một cách toàn diện, tổng thể, kết hợp nhiều chính sách, nhiều góc độ, nhiều cách triển khai, chứ không nên chỉ là một vài hình thức, chỉ "thế này" hay "thế kia" thì mới giải quyết được vấn đề nhà ở cho người dân. Việc mua hay thuê cũng không hẳn chỉ dừng lại ở các dự án nhà ở xã hội”, TS Hiếu nói.

Nhà ở xã hội cũng là chủ đề của Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì ngày 16/3 và được tổ chức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tại Hội nghị, quan điểm được Thủ tướng nhấn mạnh là nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.

Thủ tướng nêu rõ, cấp ủy, chính quyền phải vào cuộc, Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp cùng làm, đặt mình vào địa vị của người khác, "trong tôi có anh, trong anh có tôi", đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động.

Giải pháp để phát triển nhà ở xã hội được người đứng đầu Chính phủ nêu rất rõ. Theo đó cùng với việc triển khai đưa 3 bộ luật nêu trên vào cuộc sống, Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng quy trình rút gọn các thủ tục hành chính lựa chọn nhà đầu tư, triển khai dự án nhà ở xã hội để tiết kiệm thời gian, khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước lớn chung tay cùng doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5% so với cho vay thương mại; nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng phù hợp.

Bổ sung nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện cho vay nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2024 - 2025 theo quy định pháp luật về nhà ở”, Thủ tướng chỉ rõ.

Với các doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lập tiến độ, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, tài chính, áp dụng công nghệ mới nhằm rút ngắn thời gian thi công.

Với các địa phương, cấp ủy có nghị quyết để lãnh đạo việc phát triển nhà ở xã hội, Hội đồng Nhân dân ban hành các chính sách, quy định phù hợp với đặc thù địa phương, UBND các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện tốt, thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, kịp thời trong điều kiện địa phương, dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, không đùn đẩy, né tránh.

Quang Lộc

Tin mới cập nhật

Lật tẩy chiêu trò lừa đảo "giúp thu hồi vốn bị lừa"

Lật tẩy chiêu trò lừa đảo "giúp thu hồi vốn bị lừa"

Người bị lừa đảo trên mạng chịu nỗi đau mất tiền nhưng lại còn có những đối tượng lợi dụng tâm lý “của đau con xót” để tiếp tục lừa bằng chiêu "giúp thu hồi".
Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu

Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu

Những doanh nhân nước ngoài có dịp qua Việt Nam cứ tấm tắc khen mãi việc Việt Nam có hẳn một ngày Thương hiệu để hội tụ tinh thần phát triển kinh tế.
Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật trong kinh doanh

Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật trong kinh doanh

Câu chuyện quanh vụ việc TikTok “Vua quạt” đang ồn ào nhiều ngày nay thêm một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật.
Bảo vệ thương hiệu góp phần phát triển kinh tế sáng tạo

Bảo vệ thương hiệu góp phần phát triển kinh tế sáng tạo

Phát triển kinh tế sáng tạo cần được bắt đầu từ câu chuyện bảo vệ thương hiệu, xa hơn là thúc đẩy nỗ lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
“Dị nhân" cầu mưa: Siêu năng lực hay lợi dụng mạng xã hội tiếp tay cho mê tín dị đoan?

“Dị nhân" cầu mưa: Siêu năng lực hay lợi dụng mạng xã hội tiếp tay cho mê tín dị đoan?

Mạng xã hội mấy ngày nay xôn xao câu chuyện một “dị nhân” có khả năng “hô phong hoán vũ” cho một số tỉnh phía Nam đang gặp hạn hán nặng.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN với Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN với Liên bang Nga

Bối cảnh mới cho thấy sự cần thiết khai thông các điểm nghẽn, thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN, các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và Liên bang Nga.
Thị trường vàng cần những giải pháp đủ mạnh để bình ổn lâu dài

Thị trường vàng cần những giải pháp đủ mạnh để bình ổn lâu dài

Những ngày gần đây thị trường vàng trong nước như một con ngựa bất kham khi giá vàng tiếp tục diễn biến bất thường.
Khơi thông những động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp

Khơi thông những động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp

Bên cạnh những động lực tăng trưởng truyền thống, việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới vừa là yêu cầu, vừa là bước chuyển tất yếu của kinh tế Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam: Giải bài toán tăng trưởng giữa bối cảnh bất định

Kinh tế Việt Nam: Giải bài toán tăng trưởng giữa bối cảnh bất định

Mặc dù kinh tế quý I/2024 có mức tăng trưởng khá song tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 vẫn đang phải đối diện nhiều ẩn số.

Tin khác

Kinh tế Việt Nam đã quay lại xu thế tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đã quay lại xu thế tăng trưởng

Việc các tổ chức tài chính quốc tế duy trì nguyên các mức dự báo tăng trưởng GDP đã cho thấy điểm nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam trong năm 2024.
Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Quy hoạch điện VIII đã chỉ ra mối quan hệ giữa lĩnh vực năng lượng với các lĩnh vực khác.
Thấy gì từ những vụ "lùm xùm" của ngân hàng thời gian gần đây?

Thấy gì từ những vụ "lùm xùm" của ngân hàng thời gian gần đây?

Lãi thẻ vọt lên gấp hàng nghìn lần, tiền tỷ gửi ngân hàng phút chốc bốc hơi đã cho thấy hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng đang bộc lộ không ít kẽ hở.
Bóng đá Việt Nam hậu Troussier: Hình ảnh nào cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam?

Bóng đá Việt Nam hậu Troussier: Hình ảnh nào cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam?

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phải sa thải huấn luyện viên Philippe Troussier song sự việc đã sự việc đặt ra nhiều câu hỏi về hình ảnh của cơ quan này.
Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Lịch sử cho thấy, khơi dậy, truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên luôn thuộc trong số các công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Cách đây trên 10 năm, câu chuyện nền kinh tế bị “vàng hoá” từng xảy ra khi thị trường vàng liên tục “sốt” nóng, tạo sức hút lớn đối với người người, nhà nhà.
Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Tại phiên họp Chính phủ tháng 2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu dứt điểm việc phát hành hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3/2024.
Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2024 được công ty Gallup International công bố cho thấy Việt Nam đứng thứ 54 trong tổng số 143 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát.
Viết trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Viết trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Hạnh phúc là gì, một câu hỏi lớn của mọi thời đại, mọi cá nhân, mọi hệ giá trị tư tưởng hướng tới để đi tìm câu trả lời.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024

Sáng 19/3/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp FDI năm 2024, tổ chức tại Hà Nội.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
“Cầm cương” giá vàng – Bài 2: Giá vàng "nóng bỏng tay", ai hưởng lợi?

“Cầm cương” giá vàng – Bài 2: Giá vàng "nóng bỏng tay", ai hưởng lợi?

Cơn sốt vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ai sẽ là người hưởng lợi trong việc giá vàng liên tục leo thang?
Phiên bản di động