Thương hiệu là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam
![]() |
Đóng gói sản phẩm giò lụa tại Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN) |
Bên cạnh các giải pháp như nâng cao quản trị doanh nghiệp, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, yếu tố giữ và xây dựng thương hiệu là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Doanh nghiệp vẫn loay hoay
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn loay hoay trước các thông tin về hội nhập, các nước trên thế giới cũng như ASEAN đã có sự chuẩn bị rất mạnh về chính sách pháp luật, cũng như chiến lược để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước đưa hàng ra nước ngoài và một số nước đã vào Việt Nam để xây dựng hệ thống phân phối, thâm nhập thị trường…
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay có đến 60-70% các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa hầu như chưa quan tâm và còn mù mờ về vấn đề hội nhập.
Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay rất yếu. Chỉ có một số doanh nghiệp có được thương hiệu mang tính cạnh tranh cao như Tôn Hoa Sen, Thép SMC, Vissan, Cầu Tre, Saigon food, nhựa Duy Tân, nhựa Đại Đồng Tiến… có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và đứng vững tại thị trường nước ngoài.
Theo đánh giá của tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, sự tham gia của nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam là điều chúng ta biết trước và cũng là điều tất yếu khi Việt Nam ngày càng mở cửa thị trường, tham gia nhiều vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Đồng thời, sự gia nhập của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã làm cho bán lẻ hiện đại vốn trước đây là "con số 0" ở thị trường Việt Nam, đến nay đã chiếm 25-26% dù bán lẻ truyền thống vẫn còn chiếm đa số trong khoảng 5-10 năm tới.
Và sự tham gia của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài như luồng gió mới, cú hích động lực để ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam phát triển, giúp các doanh nghiệp bán lẻ nội địa có sức để vươn lên, vượt qua chính mình để cạnh tranh. Hiện tại có những doanh nghiệp tên tuổi của Việt Nam tăng cường hệ thống phân phối như Saigon coop, Fivimart, Vinmart, Satra, Fahasa… đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, theo bà Loan chính các nhà bán lẻ không bị áp lực bằng các nhà sản xuất trước sự đổ xô của hàng ngoại nhập đến từ các nước ASEAN với nhiều mẫu mã và giá cả cạnh tranh; đặc biệt gần đây hàng tiêu dùng của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines… có những bước tiến rất mạnh, nếu doanh nghiệp sản xuất nội địa không làm tốt sẽ bị yếu thế trong cạnh tranh. Và cuộc đào thải của thị trường rất khắc nghiệt, sản phẩm không bán được thì đương nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn.
Giữ thương hiệu để cạnh tranh
Trước sức ép cạnh tranh đang gia tăng của các doanh nghiệp khu vực, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan, đổi mới, điều chỉnh cấu trúc kinh doanh, cơ cấu doanh nghiệp, thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống để cải thiện năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của doanh nghiệp và mặt hàng của mình trên thị trường khu vực.
Thị trường ngày càng tiếp nhận nhiều nhà đầu tư mới, nhiều doanh nghiệp lớn cùng chia nhau khai thác “miếng bánh” bán lẻ, cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ ngày càng ít đi.
Theo ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op, trong bối cảnh hiện nay, để tồn tại và cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ dựa trên thế mạnh căn bản và năng lực cốt lõi của mình mà cần gia tăng hơn nữa sự liên kết, hợp tác với nhau trong kinh doanh cũng như chia sẻ nguồn lực để cùng phát triển tốt hơn. Chính sự liên kết hợp tác sẽ giúp doanh nghiệp chuyên môn hóa, mỗi doanh nghiệp đều được phân công để phát huy thế mạnh của mình.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Trưởng phòng Quản lý thương mại thuộc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, luật pháp liên quan đến cạnh tranh đã có những quy định cụ thể, đủ sức quản lý, điều hành cạnh tranh không lành mạnh.
Tuy nhiên ở góc độ kinh doanh, doanh nghiệp bán lẻ đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi phải có kinh nghiệm, trình độ và năng lực tài chính để xây dựng uy tín thương hiệu.
Vì vậy trong quá trình cạnh tranh dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đòi hỏi phải giữ uy tín thương hiệu, không thể vì mục tiêu lợi nhuận mà coi thường việc bảo vệ, giữ gìn uy tín thương hiệu. Nếu doanh nghiệp cạnh tranh trái quy định pháp luật, cơ quan Nhà nước sẽ xử lý, hoặc bị người tiêu dùng tẩy chay, làm ảnh hưởng đến thương hiệu.
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường quản lý theo kiểu gia đình, chiến lược kinh doanh lớn để gia tăng cạnh tranh hầu như không có.
Trong khi vấn đề mấu chốt của cạnh tranh là chất lượng hàng hóa, nhưng hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang yếu về chất lượng hàng hóa. Muốn đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới để tăng cạnh tranh, các doanh nghiệp này lại thiếu vốn và không có tài sản thế chấp, khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn.
Nếu không có được lợi thế cạnh tranh, không xây dựng được thương hiệu và không tạo được sự khác biệt thì rất khó để cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các thông tin về tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam để có bước chuẩn bị phù hợp, đồng thời xem lại cách quản trị của doanh nghiệp có đủ hiện đại chưa để chọn hướng đi thích hợp, hoặc có thể nhiều doanh nghiệp cùng liên kết với nhau trong chuỗi giá trị tránh tình trạng bị rơi rụng.
Nhà nước cũng đang có rất nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như có nhiều chương trình xúc tiến thương mại để đem lại thông tin cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng quan trọng vẫn là nỗ lực của chính doanh nghiệp.
Điều quan trọng là Nhà nước cần phải xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ các sản phẩm trong nước, đồng thời tăng cường quản lý thị trường để chống hàng gian hàng giả vì nếu thị trường càng mở rộng mà hàng rào kỹ thuật không tốt, rất khó để bảo vệ doanh nghiệp trong nước.../.
Tin mới cập nhật

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B
Tin khác

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
