Khai phá hơn nữa tiềm năng hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria
Ghi nhận nhiều kết quả tích cực
Từ sau Khóa họp lần thứ 22 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Bulgaria vào tháng 6/2012 về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật diễn ra tại thủ đô Sofia, nhiều nội dung thiết thực đã được hai bên nhất trí, thể hiện quyết tâm của Chính phủ mong muốn thúc đẩy hợp tác phát triển. Sau đó, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria năm 2013, hai nước đã thông qua mô hình hợp tác kinh tế mới với mục đích nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều đồng thời phát huy tiềm năng, thế mạnh của hai bên.
Những dấu ấn hợp tác đó đã góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Bulgaria dần dần đi vào chiều sâu, thiết thực hơn. Năm 2012, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Bulgaria chỉ đạt gần 59 triệu USD. Năm 2013, kim ngạch thương mại song phương tăng lên hơn 67 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 43 triệu USD và nhập khẩu từ Bulgaria hơn 24 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu Bulgaria nhập khẩu từ Việt Nam là: gạo, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, thủy sản đông lạnh, các sản phẩm từ cao su, đồ da, may mặc, giày dép, máy tính và phụ kiện linh kiện điện tử. Bulgaria xuất khẩu các mặt hàng chính sang Việt Nam gồm: thuốc tân dược, thuốc bảo vệ thực vật, lúa mỳ, thức ăn gia súc, nguyên liệu và phụ gia chế biến thức ăn gia súc, máy móc thiết bị cơ khí và xây dựng.
Về đầu tư, từ đầu năm 2012 đến nay, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã hợp tác với Công ty Bulgatabac, một trong những nhà sản xuất thuốc lá hàng đầu của Bulgaria và thị trường châu Âu. Hai bên mong muốn phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực mua bán nguyên liệu thuốc lá và sản xuất thuốc lá điếu xuất khẩu. Ngoài ra Bulgaria còn có một số dự án lớn khác: Dự án Công ty TNHH B&C chế biến cà phê với số vốn đầu tư 14 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Dệt kim và may mặc Huế Việt Nam chuyên sản xuất trang phục với tổng vốn đầu tư 9,56 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Dệt kim và may mặc Việt Nam chuyên sản xuất áo các loại với tổng vốn đầu tư 6,0 triệu USD.
Cần khai phá tiềm năng, thế mạnh
Trong cuộc gặp và làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và bà Slavena Gergova - Đại biện lâm thời Đại sứ quán Bulgaria tại Việt Nam tại trụ sở Bộ Công Thương ngày 30/7, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và Đại biện lâm thời Bulgaria, Slavena Gergova đều cho rằng, những kết quả kể trên chưa xứng với tiềm năng sẵn có của hai bên. Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhận định, trao đổi thương mại song phương Việt Nam - Bulgaria thấp hơn so với giá trị trao đổi hàng hóa của Việt Nam với phần lớn các quốc gia Đông Âu khác.
“So với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Bulgaria, con số 67 triệu USD hiện đạt được chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Vì vậy thời gian tới hai nước cần tăng cường đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại để nâng cao giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu”, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nói.
Đồng tình với quan điểm của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Đại biện lâm thời Slavena Gergova cũng cho rằng, bên cạnh lĩnh vực thương mại, đầu tư cũng cần được hai nước quan tâm phát triển. Theo đó, hai nước cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư song phương đặc biệt trong các lĩnh vực mà Bulgaria có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển đô thị và hệ thống giao thông công cộng, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, chế biến thực phẩm…
Liên quan đến hợp tác đầu tư, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa khẳng định Bộ Công Thương cam kết sẽ tháo gỡ khó khăn và tạo mọi điều kiện thuận lợi về chính sách và môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp Bulgaria hợp tác làm ăn với các đối tác Việt Nam. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị hai nước cần phối hợp, xem xét tiến tới tổ chức tốt Khóa họp lần thứ 23 Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Bulgaria về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật năm 2014 diễn ra tại Hà Nội.
Bà Slavena Gergova - Đại biện lâm thời Đại sứ quán Bulgaria tại Việt Nam: Chính phủ Bulgaria rất coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam và việc mở Văn phòng Kinh tế và Thương mại Bulgaria tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2013 là một minh chứng cho nỗ lực thúc đẩy hợp tác song phương với Việt Nam của Bulgaria./.
Hoa Lê
Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD
Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
