Đưa vào hoạt động phần đường ống dẫn dầu Keystone XL
Một phần dự án xây dựng đường ống dẫn dầu xuyên quốc gia giữa Mỹ và Canada vẫn đang đợi sự phê duyệt của Tổng thống Obama
Ngày 22/1, dầu mỏ đã được vận chuyển qua phần phía Nam của đường ống, chạy qua nước Mỹ, trong khi phía Mỹ vẫn đang nghiên cứu khả năng có phê duyệt nốt phần dự án đường ống ở phía Bắc của nước này hay không.
Như vậy, bất chấp những tranh cãi gay gắt suốt thời gian qua, tuyến đường ống dẫn dầu Keystone XL trị giá 2,3 tỷ USD đã bắt đầu vận chuyển dầu thô qua chặng đường dài khoảng 784km, từ bang Oklahoma tới các nhà máy lọc dầu tại Vịnh Mexico, bang Texas.
TransCanada dự kiến công suất vận hành của đường ống này trong năm đầu tiên sẽ là 520.000 thùng/ngày, và có thể được nâng lên tới 700.000 thùng/ngày.
Dự án xây dựng đường ống dẫn dầu xuyên quốc gia giữa Mỹ và Canada được khởi xướng lần đầu tiên vào năm 2008, tuy nhiên, sau nhiều năm trì hoãn vì tranh cãi trong nội bộ Mỹ, công ty TransCanada đã buộc phải tách dự án làm hai phần và triển khai xây dựng phần khu vực phía Nam không đòi hỏi phải có sự phê duyệt của Tổng thống Mỹ.
Dự kiến trong năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ quyết định liệu có “bật đèn xanh” cho phép triển khai 1.897km đường ống còn lại chạy từ tỉnh bang Alberta, Canada, thẳng xuống phía Nam qua các khu vực nhạy cảm về môi trường của Mỹ hay không.
Dự án Keystone XL đã trở thành vấn đề chính trị gây bức xúc tại Mỹ trong suốt thời gian qua. Những người phản đối nói rằng quá trình khai thác dầu cát tại Alberta sản sinh nhiều khí thải cácbon, tác nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu, hơn so với việc khai thác dầu truyền thống.
Ngược lại, giới kinh doanh cũng như các nghị sỹ phe Cộng hòa Mỹ ca ngợi dự án này sẽ giúp tạo nhiều việc làm, còn Canada tự nhận là nguồn năng lượng an toàn hơn cho Mỹ so với các nhà sản xuất dầu tại Trung Đông./.
Theo TTXVN
Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD
Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?
