Bình Liêu (Quảng Ninh): Nâng cao giá trị cây dong riềng

Nhiều sản phẩm nông sản của huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) được nâng cao giá trị nhờ gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, trong đó có cây dong riềng.
Miến dong Bình Liêu giúp người dân thoát nghèo Bình Liêu - Quảng Ninh: Thu hút đầu tư bằng thế mạnh riêng

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 96%; chủ yếu là người Tày, Dao và Sán Chỉ. Khi những nương lúa chín vàng thu hoạch xong cũng là lúc bà con nơi đây bắt tay vào thu hoạch củ dong riềng - nguyên liệu chính để sản xuất miến dong Bình Liêu.

Bình Liêu (Quảng Ninh): Nâng cao giá trị cây dong riềng

Bà con chăm sóc cây dong riềng

Do hợp khí hậu thổ nhưỡng, củ dong riềng trồng tại Bình Liêu cho chất lượng tốt, ít xơ, nhiều bột, vị ngọt dịu, thơm nhẹ. Để củ dong riềng đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, từ nhiều năm nay, người dân nơi đây đều trồng dong riềng theo phương pháp hữu cơ truyền thống. Các cơ sở chế biến miến dong cũng đưa máy móc, công nghệ vào sản xuất, chế biến, kết hợp với phương pháp làm miến thủ công. Bởi vậy, sản phẩm miến dong Bình Liêu không chỉ giữ được chất lượng đặc trưng mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bình Liêu xác định, dong riềng là cây trồng mũi nhọn để người dân các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn như: Đồng Tâm, Lục Hồn, Vô Ngại, Húc Động phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Do vậy, thời gian qua, tỉnh đã tập trung quy hoạch, phát triển vùng trồng cây dong riềng gắn với chế biến, tiêu thụ. Đồng thời, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển vị trí trồng dong riềng từ vườn nhà, chân đồi lên sườn đồi, đỉnh đồi thấp; trồng theo quy trình sử dụng phân chuồng ủ để bón cho cây; xây dựng bể, giếng chứa nước để chủ động bổ sung nước tưới cho cây… Chú trọng hỗ trợ người dân trồng các giống dong riềng mới và vận động 100% cơ sở sản xuất miến ký kết tiêu thụ dong riềng với bà con. Nhờ đó, năng suất, sản lượng, giá trị cây dong riềng được nâng cao.

Ngoài ra, các khâu sơ chế, chế biến và quản lý chất lượng sản phẩm dong riềng theo quy trình sản phẩm OCOP cũng được Bình Liêu chú trọng đầu tư. Nhiều cơ sở và hộ sản xuất được hỗ trợ nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm. Thời gian qua, huyện đã hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng cho 2 đơn vị nâng cấp hệ thống dây chuyền chế biến miến dong, nhà xưởng và hệ thống xử lý môi trường. Qua đó, nâng cấp công nghệ cho khâu xát bột dong riềng để dự trữ cho sản xuất.

Bình Liêu (Quảng Ninh): Nâng cao giá trị cây dong riềng

Đóng gói sản phẩm tại Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu

Về vấn đề quản lý chất lượng, huyện đã hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện nhãn mác bao bì, 100% đơn vị dán tem truy xuất nguồn gốc. Qua đó, miến dong Bình Liêu ngày càng được khẳng định về chất lượng, là sản phẩm OCOP 4 sao, được người tiêu dùng ưu chuộng.

Năm 2022, huyện Bình Liêu được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số vùng trồng dong riềng cho 3 vùng: Vùng trồng dong riềng tại các thôn Nà Ếch, Pò Đán (xã Húc Động); vùng trồng dong riềng tại thôn Thông Châu (xã Húc Động); vùng trồng dong riềng tại thôn Pắc Pền (xã Đồng Tâm).

Nhờ phát triển được vùng nguyên liệu, nghề chế biến miến dong của huyện ngày càng phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương. Miến dong cũng là một trong những sản phẩm thế mạnh được huyện Bình Liêu chú trọng phát triển với sự đóng góp của các doanh nghiệp, hợp tác xã. Việc thành lập các hợp tác xã nhằm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm miến dong Bình Liêu.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện nhanh chóng tái cơ cấu, tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh theo định hướng kinh tế thị trường nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, đảm bảo tính cạnh tranh. Trước đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Bình Liêu phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu đầu vào là củ dong riềng từ hoạt động trồng trọt nhỏ lẻ, manh mún. Nay trước nhu cầu phát triển, tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, doanh nghiệp đã liên kết với người dân mở rộng diện tích trồng dong riềng và cam kết bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, đầu tư mở rộng thêm dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Hiện huyện Bình Liêu đã xây dựng quy hoạch phát triển vùng trồng dong riềng tập trung trên địa bàn 5 xã, mở rộng trên toàn huyện với diện tích quy hoạch 500 ha. Diện tích cây dong riềng được quy hoạch trồng mở rộng là tiền để để hợp tác xã và các đơn vị mở rộng sản xuất.

Lê Hoàng

Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Sáng ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024.
Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.

Đọc nhiều

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Từ ngày 1/4, hai sàn thương mại điện tử Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí khiến nhiều nhà bán hàng khó khăn, áp lực.
Infographic |Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

Infographic |Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến nhiều điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.
Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Thông tin về việc sáp nhập tỉnh đã tạo ra biến động đáng chú ý trên thị trường bất động sản. Vậy, phân khúc nào đang dẫn dắt thị trường?
Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024, số 51/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua, từ 1/7/2025, thêm 4 trường hợp được hỗ trợ mức đóng BHYT.
Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Thị trường xe máy Việt Nam đang có những chuyển biến đáng chú ý, đặc biệt là xu hướng giảm giá rõ rệt ở nhiều dòng xe, từ xe tay ga cao cấp đến xe số phổ thông.
Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Theo chuyên gia thuế, dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước 2025 sẽ tạo cú hích cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Các doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa đã kiến nghị nhiều nội dung với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Nhóm người siêu giàu chiếm số ít nhưng lại nắm phần lớn tài sản trong xã hội. Vì vậy có thể xem xét áp dụng mức thuế suất 15-20% với tài sản thừa kế lớn.
Nhận định chứng khoán 17/3: Hạn chế mua mới

Nhận định chứng khoán 17/3: Hạn chế mua mới

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, hạn chế việc mua mới mà kiên nhẫn chờ đợi nhịp chỉnh về vùng hỗ trợ trên thì mới mạnh tay quay trở lại vị thế mua ròng.
Nhận định chứng khoán 18/3: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/3: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, có thể cân nhắc giải ngân vào các cổ phiếu vốn hóa lớn với nền tảng cơ bản vững mạnh và triển vọng kinh doanh tích cực.
Phiên bản di động