Việt Nam tích cực với mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực
![]() |
Đây là quan điểm mà chủ nhà Việt Nam đề xuất và nhận được sự nhất trí cao của các nền kinh tế thành viên APEC trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cấp cao APEC (SOM1).
Tìm kiếm cơ hội trong thách thức
“Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm có trên 300 người chết và mất tích do thiên tai, thiệt hại vật chất lên đến hàng tỷ USD”, đây là chia sẻ của ông Trần Quang Hoài - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tại Cuộc họp Nhóm công tác chuẩn bị ứng phó khẩn cấp lần thứ 11 (EPWG - 11) nằm trong khuôn khổ SOM1.
Tại Diễn đàn đối tác chính sách về an ninh lương thực (PPFS), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam đã đưa ra ba sáng kiến gồm: Kế hoạch hành động để thực hiện khung chiến lược của APEC về phát triển đô thị - nông thôn nhằm tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng bền vững; Kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình APEC về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu; Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường phát triển bền vững và an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT cũng đưa ra hai đề xuất gồm: Phát triển kinh doanh nông nghiệp để hỗ trợ chuyển đổi lao động nông thôn tại các nền kinh tế thành viên APEC; và Thích ứng biến đổi khí hậu: Tác động tới chiến lược an ninh lương thực.
Trong khuôn khổ SOM1, bên cạnh PPFS, Bộ NN&PTNT cũng tích cực tham gia một số nhóm công tác khác như: Nhóm công tác về giảm nhẹ thiên tai, biển và đại dương, thương mại và quản lý khai thác gỗ hợp pháp…. Kết quả đạt được từ các nhóm công tác này cũng góp phần thực hiện ưu tiên về an ninh lương thực và nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xây dựng quy chuẩn sản xuất nông nghiệp
APEC đang hướng tới Mục tiêu Bogor về tự do hóa các ngành thương mại. Là một nước nông nghiệp, Việt Nam đang hướng tới phổ biến tiêu chuẩn toàn cầu về sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chưa nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn toàn cầu. Nhiều ý kiến lo ngại rằng nếu không áp tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta có thể thua ngay tại sân nhà.
Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, nền nông nghiệp Việt Nam cần khẩn trương triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn toàn cầu. “Việt Nam đã có những bước đi cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu này, hướng tới một mục tiêu xa hơn là đi sâu, đi xa và rộng hơn trong vấn đề an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững”, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.
Việt Nam tận dụng tối đa APEC như một kênh thông tin chia sẻ công nghệ sản xuất và kinh nghiệm quản lý nông nghiệp. Là cơ quan chính tham gia vào trụ cột này, đồng thời nắm vững được thực tiễn triển khai mục tiêu hợp chuẩn thế giới về sản xuất nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đang xây dựng và tiến tới phổ biến bộ quy chuẩn để bà con nông dân hiểu hơn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị.
Ông Chutintorn Sam Gongsakdi, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề kinh tế quốc tế, Bộ Ngoại giao Thái Lan: Ưu tiên bàn về an ninh lương thực là một đề xuất rất tốt của Việt Nam. Khu vực chúng ta hiện chưa thiếu lương thực, nhưng biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ đặt ra các thách thức, thế nên tôi cho rằng Việt Nam đã đi trước thời đại khi đưa ưu tiên này vào chương trình nghị sự của Năm APEC 2017.
Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD
Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
