Thúc đẩy liên kết vùng: Đi lên từ chuỗi giá trị
Liên kết vùng: Hiệu quả cho quy hoạch nông nghiệp Tạo liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng: Có thêm động lực cho phát triển |
Tại Diễn đàn Liên kết vùng trong phát triển kinh tế để phát huy thế mạnh địa phương vừa tổ chức tại Hà Nội, câu chuyện về xây dựng chuỗi giá trị được nhiều ý kiến chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Công ty Sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam (Vinasamex) nhớ mãi động thái “cảnh giác” của bà con nông dân khi công ty cùng phối hợp để xây dựng chuỗi giá trị tại địa bàn.
Cái “cảnh giác” thể hiện bằng việc ban đầu người dân không tin, sợ doanh nghiệp đưa ra giá thấp thì bị hớ, khó gỡ. Phải mất cả 3 năm để thuyết phục người dân, đào tạo cho các hộ nông dân sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Rồi bà con nông dân thấy sản phẩm bán được giá cao, không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nhiều hộ nông dân dần chủ động xắn tay cùng xin tham gia vào chuỗi cũng như xin hợp tác với doanh nghiệp.
![]() |
Kể từ năm 2012 Công ty Vinasamex phát triển vùng liên kết, sản phẩm hữu cơ của công ty được xuất sang các thị trường Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Mỹ.
Câu chuyện của Vinasamex có thể không mới nhưng nó đã làm nổi rõ vai trò của phát triển chuỗi giá trị có thể thúc đẩy liên kết vùng đi xa như thế nào khi có sự đồng thuận tham gia của doanh nghiệp và nông dân và còn có thể đi xa hơn nếu có vai trò của Nhà nước.
Phân tích về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp và hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp khi vượt qua được các "mặc cảm" và cùng với sự chủ động kết nối trong một chuỗi giá trị sẽ có được thế mạnh về công nghệ trong vấn đề trồng trọt, chăn nuôi và chế biến, hình thành vùng trồng mẫu lớn gắn với xây dựng mã vùng trồng, gắn với xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến, bảo quản có khả năng chế biến sâu.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) từ góc độ quản lý nhà nước nhìn nhận, hàng hóa Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nước ngoài, việc chủ động tạo dựng được các chuỗi giá trị liên vùng đi đôi với hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa góp phần ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung sản phẩm, hạn chế tổn thất cho nông dân, thích ứng với các diễn biến nhu cầu thị trường.
“Cần có chính sách hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa được sản xuất đến người tiêu dùng, các đơn vị phân phối để biết đến, ưu tiên lựa chọn, kết nối, tiêu thụ, từng bước chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường nội địa, hỗ trợ đưa hàng vào kênh phân phối nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa lợi thế sang thị trường các nước thông qua các nhà phân phối lớn của nước ngoài tại Việt Nam”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Trong việc xây dựng chuỗi giá trị, yếu tố lòng tin và thực hiện đúng cam kết được coi như đóng vai trò quyết định. Nông dân cần thực hiện đúng cam kết xây dựng vùng trồng theo yêu cầu, chuẩn mức của doanh nghiệp đưa ra cũng như tín hiệu của thị trường, còn doanh nghiệp tuân thủ đúng cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra cùng các cam kết hỗ trợ khác thì chuỗi giá trị mới “sống” được.
“Xây dựng chuỗi giá trị giống như tình yêu, không thể có tình yêu đơn phương mà phải có từ hai phía”, đại diện một doanh nghiệp ví von.
![]() |
Xây dựng chuỗi giá trị cho cây cà phê (Ảnh minh hoạ) |
Phân tích về vai trò của nhà nước, ông Hoàng Anh Tuấn chia sẻ, Vụ Thị trường trong nước cũng như các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương đã và đang thúc đẩy cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, chương trình OCOP… tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam, bảo đảm thông qua chuỗi liên kết đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, bản chất cuối cùng là gia tăng giá trị sản phẩm cho người nông dân.
“Quan trọng nhất là doanh nghiệp, người sản xuất, Nhà nước nhìn được xu hướng phát triển của sản phẩm nông nghiệp ra sao”, ông Tuấn nói.
Trong khi đó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trần Thị Hồng Minh lo ngại nếu thiếu ưu tiên đúng mức cho việc bố trí nguồn lực cho các chương trình, dự án liên kết vùng gắn với các tiêu chí phân bổ và đánh giá cụ thể, khả thi như đã từng diễn ra thì các chương trình, dự án này có thể chậm triển khai, thậm chí không triển khai được như mục tiêu, kế hoạch đề ra và khi đó các nỗ lực xây dựng chuỗi giá trị có thể không còn mang nhiều ý nghĩa.
Tin mới cập nhật

Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?
Tin khác

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
