Tạo liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng: Có thêm động lực cho phát triển

Bộ Công Thương phối hợp với Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp".
Liên kết vùng: Hiệu quả cho quy hoạch nông nghiệp Thủ tướng lưu ý 1 số vấn đề trong triển khai đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội

Ngày 30/3, tại tỉnh Thái Bình, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ - tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp”.

Tạo liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng: Có thêm động lực cho phát triển

Vùng đi đầu cả nước

Hội thảo là hoạt động hướng tới việc cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 14/NQ-CP (ngày 8/2/2023) của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo các tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội ngành nghề, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý.

Tham dự và phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ: Phát triển liên kết vùng là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình phát triển nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tạo liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng: Có thêm động lực cho phát triển
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội thảo

Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã xác định “phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng”. Đồng thời, định hướng phát triển các Vùng theo hướng: "Khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...".

Với Vùng đồng bằng sông Hồng, đây là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước với hạt nhân là Thủ đô Hà Nội; có vai trò là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế, động lực phát triển hàng đầu của cả nước với 3 cực tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Thực tế cho thấy, nhờ sự liên kết, những năm qua một số địa phương trong Vùng đồng bằng sông Hồng đã có sự phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng trong vùng và cả nước, điển hình như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình...

Hạ tầng thương mại phát triển khá với sự gia tăng nhanh các loại hình thương mại hiện đại như thương mại điện tử, siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ… góp phần thay đổi diện mạo ngành thương mại của vùng và cả nước.

Tăng trưởng kinh tế bình quân của vùng giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước và chiếm 29,4% GDP cả nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ (năm 2020 lần lượt là 40,62% và 40,64%); các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phân tích, vùng đồng bằng Sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc của dân tộc. Là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước.

Trong giai đoạn vừa qua, Vùng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: kinh tế vùng tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2022 đạt 8,93%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước; quy mô kinh tế tăng nhanh, năm 2022 đạt 2,89 triệu tỷ đồng, chiếm 30,4% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 123,4 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, vùng chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để tạo động lực cho phát triển; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; Thu ngân sách nhà nước còn dựa nhiều vào khai thác quỹ đất; Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm; Phát triển không đồng đều giữa các tiểu Vùng và giữa các địa phương trong Vùng; Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp.

Tập trung giải pháp gỡ điểm nghẽn

Bên cạnh những mặt thuận lợi, chia sẻ tại hội thảo các đại biểu thẳng thắn chỉ ra: Tính liên kết vùng vẫn còn có những hạn chế. Các công trình, dự án liên kết vùng mới tập trung ở các dự án hạ tầng do ngân sách từ Trung ương đầu tư. Hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương chưa rõ nét và chưa được triển khai đẩy mạnh, chưa có cơ chế chính thức về liên kết vùng riêng; không gian và địa bàn liên kết còn mang tính tự phát giữa một số địa phương. Đặc biệt các vấn đề, nội dung liên quan đến liên kết ngoại vùng hầu như chưa có.

Tạo liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng: Có thêm động lực cho phát triển
Các vị khách mời tham gia hội thảo

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phân tích về những thách thức trong phát triển của vùng, đó là: Quy mô kinh tế còn nhỏ; năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tham gia chưa sâu vào các chuỗi liên kết khu vực và toàn cầu. Các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại chiếm tỉ lệ thấp. Sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững, manh mún, nhỏ lẻ. Doanh nghiệp trong nước hoạt động tại vùng chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông còn chưa đồng bộ, hiện đại và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Bên cạnh đó, nhận thức của một số bộ, ngành Trung ương và địa phương về vị trí, tiềm năng, lợi thế của vùng chưa thực sự đầy đủ; công tác phối hợp giải quyết các khó khăn, thách thức mang tính vùng chưa được chú trọng. Chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra 3 vấn đề còn tồn tại hiện nay để phát triển vùng gồm: Quy hoạch; cơ chế, chính sách; đầu tư thiếu hụt nhiều nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, nhiều dự án nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa triển khai hoặc triển khai chậm do thiếu vốn như: Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đường vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội, xây dựng nhà máy nước mặt sông Đà, tuyến đường ven biển qua 5 địa phương có biển …

Giải pháp cho vấn đề

Đứng trước các khó khăn, thách thức trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu một số định hướng lớn vùng cần tập trung triển khai thực hiện: Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá; xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng đi vào thực chất, tập trung vào một số lĩnh vực như quy hoạch, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề trúc môi trường nội vùng và liên vùng, phát triển các cụm liên kết ngành.

Hai là, xây dựng, hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức không gian phát triển vùng bảo đảm cân bằng, bền vững, đại kết nối hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, các cực tăng trưởng và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông. Quy hoạch các địa phương bảo đảm phù hợp với quy hoạch vùng.

Tạo liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng: Có thêm động lực cho phát triển

Ba là, tranh thủ, tận dụng thời cơ từ các xu thế phát triển mới theo các mô hình tăng trưởng trong các Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ.

Bốn là, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, lan tỏa, đồng bộ, kết nối.

Năm là, phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế - văn hóa -xã hội - môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Sáu là, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như chíp, bán dẫn, robot, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới.

Bảy là, phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững, sinh thái theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh.

Tám là, phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á. Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, chủ động các biện pháp phòng vệ phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế, bảo đảm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh Sông Hồng.

Chín là, tập trung phát triển vùng trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của cả nước. Thành lập và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo. Tiếp tục hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển các sản phẩm chủ lực, lợi thế của các địa phương.

Lan Anh - Thanh Tâm

Tin mới cập nhật

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Báo cáo tài chính năm 2024 của Công ty CP Cơ khí Điện lực bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến khiến cổ phiếu PEC tiếp tục nằm trong diện hạn chế giao dịch.
Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Các biện pháp chống gian lận xuất xứ của Campuchia nhằm mục đích ngăn chặn gian lận xuất xứ trong quá trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Các dự án điện rác tại Việt Nam nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Từ tháng 5/2025, nhiều chính sách mới chính thức có hiệu lực, tác động đến đời sống người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực thuế, giáo dục và kinh tế.
Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

Trước đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về các yếu tố liên quan đến sức khỏe, môi trường, nhiều doanh nghiệp đang chủ động thay đổi để thích ứng.
WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

WB dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam sẽ tăng 5,8% trong năm 2025, mức tăng trung hạn ổn định 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang nghiên cứu phương án phân chia cán bộ làm việc ở hai nơi (Quảng Ngãi và Kon Tum hiện tại) sau sáp nhập tỉnh.
Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn Sun Group vừa động thổ dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên, thuộc Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.

Tin khác

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật 29 (E29) vừa có văn bản giải trình gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sau khi cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo...
Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á khi có 5.459 người giàu sở hữu tài sản ròng trên 10 triệu USD.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Các nút giao cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành những hạng mục chính, dự kiến đưa vào khai thác trước dịp 30/4-1/5.
HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026.
Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) vào vụ năm 2025 có khoảng 15.000 tấn vải thiều sớm được định hướng mở rộng thị trường tiêu thụ trên nền tảng số.
Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Hệ thống camera giám sát giao thông tại TP Hà Nội trong tháng 3 phát hiện, ghi hình dữ liệu vi phạm của gần 600 phương tiện khi lưu thông trên đường phố Thủ đô.
Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Người trồng quế tỉnh Quảng Nam đang bước vào vụ thu hoạch quế chính. Năm nay, quế được mùa, giá thu mua ổn định.
Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp

Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã thống nhất thông qua nghị quyết về đồ án quy hoạch xây dựng 2 khu công nghiệp tại thị xã Việt Yên và huyện Tân Yên.
Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Cổ phiếu ICC bị đưa vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM

Do kiểm toán ngoại trừ 3 năm, từ ngày 4/4, cổ phiếu ICC của Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp bị đưa vào vào diện cảnh báo trên hệ thống giao dịch UPCoM.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Phiên bản di động