Thu hút FDI 4 tháng đầu năm bằng 99,3% so với cùng kỳ 2020
4 tháng đầu năm, cả nước có 451 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 54,2% so với cùng kỳ, nhưng tổng vốn đăng ký lại đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2020. Điều đó cho thấy, quy mô dự án FDI trong những tháng đầu năm 2021 có sự cải thiện so với cùng kỳ 2020.
![]() |
Công nghiệp chế biến, chế tạo hấp dẫn vốn FDI |
Cùng với đó, có 263 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 21,5% so với cùng kỳ năm trước, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 2,7 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ. Có 1.151 lượt GVMCP của nhà đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm, giảm 64,1% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp đạt trên 1 tỷ USD, giảm 57,8% so với cùng kỳ.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 42,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,1 tỷ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt 778 triệu USD và 464 triệu USD.
Có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ USD, chiếm gần 39,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,5 tỷ USD, chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó, tỉnh Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,3 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP. Cần Thơ đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư. TP. Hồ Chí Minh đứng thứ ba với 1,1 tỷ USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt trên 80,6 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ, chiếm 78% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt trên 80,1 tỷ USD, tăng 39,2% so với cùng kỳ, chiếm 77,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt trên 66,2 tỷ USD, tăng 32,8% so cùng kỳ và chiếm 65,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất siêu 14,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 13,9 tỷ USD không kể dầu thô. Xuất siêu khu vực FDI đã bù đắp phần nhập siêu 12,5 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng gần 1,9 tỷ USD. |
Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD
Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
