Pháp và Việt Nam tăng cường trao đổi thương mại song phương
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn nói chuyện với các thành viên của Hiệp hội Pháp-Á tối 17/2 tại Paris. (Ảnh: Bích Hà/Vietnam+)
Buổi nói chuyện - một sinh hoạt định kỳ của Hiệp hội Pháp-Á đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các thành viên trong bối cảnh Tổng thống Pháp François Hollande sẽ có chuyến thăm Việt Nam trong năm nay.
Đại diện của khoảng 50 doanh nghiệp cùng nhiều học giả Pháp đã tham dự buổi nói chuyện. Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn đã giới thiệu những thông tin mới nhất về tình hình Việt Nam như sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng mạnh, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy nhanh, các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện…
Về quan hệ Pháp-Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn nhắc lại mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước ngày càng được củng cố và phát triển qua việc trao đổi các chuyến thăm cấp cao và việc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư thời gian qua.
Đại sứ đặc biệt nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp được ký kết nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 9/2013. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa hai nước trong thời gian tới.
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn cũng dành thời gian tập trung giới thiệu về Đại hội Đảng lần thứ XII - sự kiện trọng đại của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam duy trì mức tăng trưởng 6,7% vào năm 2015, mức cao nhất trong 5 năm qua trong khi đầu tư nước ngoài đạt mức cao kỷ lục là 22,75 tỷ USD, cao hơn 12% so với năm 2015.
Về thành công của Đại hội Đảng, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh Đại hội đã thảo luận và thông qua những chủ trương, quyết sách quan trọng, có giá trị định hướng và chỉ đạo sâu sắc toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong thời gian tới. Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề buổi nói chuyện, đại diện các công ty Pháp đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam, cho rằng môi trường ngày càng thuận lợi và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Pháp.
Ông Jean-Marie Cambacérès, Chủ tịch Hiệp hội Pháp-Á, người đã có sáng kiến tổ chức buổi gặp gỡ này cho rằng Việt Nam đang ở vào một thời điểm có tính chất bước ngoặt trong bối cảnh Việt Nam vừa tiến hành Đại hội Đảng, đang chuẩn bị bầu Quốc hội và sau đó sẽ bầu Chính phủ mới.
Theo ông, mục đích của cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa Đại sứ Việt Nam và các doanh nhân Pháp là tìm cách thúc đẩy, làm cho quan hệ Pháp-Việt Nam năng động trở lại, bởi vì các doanh nghiệp Pháp đang rất kỳ vọng vào việc chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Pháp Hollande.
Để đảm bảo cho chuyến thăm thành công tốt đẹp đồng thời mở ra những triển vọng hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Pháp, cần xây dựng ngay từ bây giờ các dự án khả thi trong những lĩnh vực Pháp có thế mạnh như năng lượng, quốc phòng, môi trường…
Về phần mình, ông Ludovic Emanuely, Chủ tịch Công ty Croissance Peace, cho rằng quá trình tái cơ cấu cùng những chính sách mới đang được triển khai tại Việt Nam là những tín hiệu tích cực và thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác và kinh doanh giữa Pháp và Việt Nam.
Theo ông, Pháp và Việt Nam hoàn toàn có thể hợp tác với nhau nhằm tăng cường trao đổi thương mại song phương; đồng thời đầu tư vào một nước thứ ba tại châu Phi chẳng hạn. Đây là mô hình mà nhiều doanh nghiệp châu Âu đang triển khai chung với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Ông tin tưởng rằng Việt Nam là đối tác tốt của Pháp trong việc triển khai mô hình hợp tác này và mô hình này sẽ mang đến sự phát triển và tăng trưởng cho nhiều bên./.
Theo TTXVN/Vietnam +
Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD
Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
