Năm 2022: Bước khởi sắc của hoạt động đối ngoại nhân dân

Dịch COVID-19 được kiểm soát, đất nước mở cửa trở lại và bước vào giai đoạn phục hồi nhờ vậy, hoạt động đối ngoại nhân dân bằng hình thức trực tiếp đã diễn ra.
Hoạt động đối ngoại được triển khai đồng bộ, hiệu quả

Năm 2022, cùng với hai trụ cột đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, trụ cột đối ngoại nhân dân đã có bước khởi sắc và bứt phá sau một thời gian dài bị gián đoạn, đóng góp thực chất cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước sau đại dịch.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký lên lá cờ của Hội đồng Hòa bình thế giới
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký lên lá cờ của Hội đồng Hòa bình thế giới

Một năm sôi động

Dịch COVID-19 được kiểm soát, đất nước mở cửa trở lại và bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng, nhờ vậy, nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân bằng hình thức trực tiếp đã diễn ra sôi nổi.

Điểm lại một số hoạt động nổi bật, ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị) cho biết ngoài việc tổ chức các đoàn ra đoàn vào, Liên hiệp Hữu nghị đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới với sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ 45 quốc gia, 56 tổ chức trên thế giới cùng hơn 100 đại biểu, khách mời Việt Nam.

Theo đánh giá của lãnh đạo Hội đồng và tất cả các đại biểu tham dự hoạt động, từ năm 1996, đây là Đại hội thành công nhất xét trên tất cả các khía cạnh.

Tuyên bố chính trị được thông qua với đồng thuận cao. Việc tổ chức thành công Đại hội đã giúp nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam nói chung, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Ủy ban Hòa bình Việt Nam nói riêng trong phong trào hòa bình thế giới, đối với các tổ chức của đảng Cộng sản, cánh tả và trong mắt bạn bè quốc tế.

Liên hiệp Hữu nghị tổ chức hàng loạt sự kiện ngoại giao và hữu nghị với các nước, như chuỗi các hoạt động chào mừng Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào, Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia; 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ, Áo; 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Tây Ban Nha; 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Uzberkistan; 10 năm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga; 5 năm quan hệ đối tác toàn diện với Canada...

Cùng với đó, Liên hiệp Hữu nghị tổ chức Chương trình Giao lưu Hữu nghị Quốc tế năm 2022 tại Tuyên Quang; phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022 tại Cao Bằng; tổ chức Đại hội thành lập 2 hội mới là Hội Hữu nghị Việt Nam-Nepal và Hội Hữu nghị Việt Nam-Áo.

Trong công tác phổ biến, quán triệt và xây dựng Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 5/1/2022 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Liên hiệp Hữu nghị đã phổ biến nội dung của Chỉ thị tới các tổ chức thành viên trong hệ thống.

Trên cơ sở đó, nhiều liên hiệp các tổ chức hữu nghị ở địa phương đã tham mưu, phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức các Hội nghị quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TW bằng nhiều hình thức cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, thành và hội viên các hội hữu nghị trên địa bàn; từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả tối đa cho việc triển khai Chỉ thị 12 tại địa bàn.

Cùng với đó, dù còn nhiều khó khăn, công tác phi chính phủ nước ngoài tiếp tục được thực hiện chủ động và tích cực hơn. Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã tổng kết 3 năm thực hiện Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019-2025.

Năm 2020 có 490 tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam, năm 2021 có 481 tổ chức, năm 2022 có 436 tổ chức. Giá trị viện trợ giải ngân từ năm 2020 đến tháng 6/2022 đạt gần 562 triệu USD ở một số lĩnh vực y tế, giáo dục-đào tạo, tài nguyên-môi trường, hỗ trợ tư pháp, phát triển kinh tế-xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội.

Năm 2022, Liên hiệp Hữu nghị vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai ngoại giao vaccine năm 2021.

Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Liên hiệp Hữu nghị, Đại sứ Nguyễn Phương Nga-Chủ tịch Liên hiệp cho biết, chủ đề đối ngoại nhân dân của VUFO trong năm 2023 là "Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội."

Nam 2022: Buoc khoi sac cua hoat dong doi ngoai nhan dan hinh anh 2
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga chia sẻ thông tin về quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay.

Năm 2023, toàn hệ thống liên hiệp bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đối nội và đối ngoại để triển khai nhiệm vụ đối ngoại, hoàn thành kế hoạch công tác đề ra, đặc biệt là các sự kiện lớn như kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris (1973-2022), giao lưu hữu nghị quốc tế 2023 tại Lào Cai...

Về công tác hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, Liên hiệp Hữu nghị cùng các đơn vị trực thuộc đa dạng hóa phạm vi, đối tác, lực lượng; duy trì, củng cố và mở rộng quan hệ đối tác; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019-2025 và triển khai Nghị định 58/2022/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam để huy động tốt nhất nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội. Công tác phi chính phủ nước ngoài phải gắn với mục tiêu chính trị, đối ngoại; kế hoạch vận động viện trợ thiết thực, hiệu quả; xây dựng dữ liệu về nhu cầu viện trợ.

Liên hiệp Hữu nghị tăng cường nâng cao nhận thức về đối ngoại nhân dân, tuyên truyền về thành tựu mọi mặt của Việt Nam, lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề có liên quan; tăng cường sự tham gia của các tổ chức thành viên trong công tác thông tin đối ngoại, ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng đa ngôn ngữ.

Đồng thời, tham mưu, nghiên cứu định hướng phát triển Liên hiệp Hữu nghị đến năm 2030, công tác phi chính phủ nước ngoài và phong trào nhân dân thế giới; tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống, tăng cường gắn kết giữa Liên hiệp Trung ương và Liên hiệp địa phương; tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc về công tác đối ngoại nhân dân ở Bình Định; đẩy mạnh công tác đào tạo; hoàn thành các quy chế, quy định và đề án vị trí việc làm./.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Tin khác

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Phiên bản di động