Italy: Tăng trưởng kinh tế cải thiện, nợ công vẫn ở mức cao
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: scmp.com) |
PV tại Rome dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT) cho biết dù 0,4% là mức tăng trưởng khá khiêm tốn so với nhiều nước khác nhưng đối với Italy, đây là mức tăng trưởng quý cao nhất trong vòng 5 năm qua, đồng thời là cơ sở để nâng dự báo tăng trưởng GDP của cả năm 2017 từ 1,1% lên 1,2%.
Theo ISTAT, tăng trưởng trong quý 1/2017 đạt được là nhờ nhu cầu đối với các sản phẩm trong nước tăng mạnh và đây là dấu hiệu khác cho thấy sự lành mạnh của nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Italy hiện cũng đang có chiều hướng giảm - số liệu mới nhất cho thấy đang ở mức 11,1% - trong khi lòng tin của người tiêu dùng tăng lên.
Chuyên gia kinh tế thuộc công ty tư vấn Prometeia, bà Stefania Tomasini cho rằng hiện Italy vẫn có những vấn đề về cơ cấu cần phải giải quyết và gánh nặng nợ công là quá lớn. Nhưng dấu hiệu tăng trưởng kinh tế của quý đầu năm là tin tốt và có tác động tích cực hơn nếu đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì.
Chuyên gia này cho rằng sẽ “không ngạc nhiên” nếu GDP cả năm 2017 của Italy đạt 1,3% hoặc thậm chí là 1,4%.
Nếu tăng trưởng GDP cả năm của Italy vượt mức 1,1%, điều này sẽ khá quan trọng do đây là mức mà chính phủ đang sử dụng để ước tính thu nhập thuế cũng như chi tiêu.
Việc GDP vượt quá mức trên sẽ tạo thuận lợi để chính phủ giảm bớt nợ công và thực hiện các mục tiêu kinh tế khác.
Nợ công của Italy hiện vào khoảng 2.200 tỷ euro (khoảng 2.500 tỷ USD), tương đương 132,6% GDP, mức mà các nhà kinh tế cho rằng khó có thể đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trước đó, phát biểu trước Liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Italy Pier Carlo Padoan cho biết thâm hụt ngân sách của nước này sẽ giảm khoảng 0,3% vào cuối năm tới.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Italy nhận định nợ công có thể giảm xuống mức dưới 100% GDP trong vòng 10 năm tới. Lần gần nhất nợ công của Italy ở mức nhỏ hơn GDP là vào những năm 1980./.
Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD
Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
