FTA tạo bệ phóng cho hàng hóa xuất khẩu

Hệ thống 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia ký kết đang có hiệu lực, trong đó có 5 FTA thế hệ mới, sẽ tạo đòn bẩy để xuất khẩu hàng hóa tăng tốc trong năm 2022.

Đòn bẩy từ các FTA

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta đạt 140,05 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt gần 69,78 tỷ USD, nhập khẩu gần 70,27 tỷ USD. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất và thương mại hàng hóa.

Trước đó, trong năm 2021, bất chấp sự hoành hành của đại dịch Covid-19 khiến chuỗi sản xuất, tiêu thụ bị đứt gãy, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ghi dấu ấn với con số kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu đạt 336,3 tỷ USD, xuất siêu 4 tỷ USD.

Hàng Việt đã vươn tới hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao khả năng cạnh tranh ở nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ, Australia...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trong 15 FTA mà Việt Nam tham gia ký kết, có 5 FTA thế hệ mới, gồm: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực từ ngày 5/10/2016; CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019; EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020; UKVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2021 và RECP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đánh giá, các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định, tạo bệ phóng cho hàng hóa xuất khẩu. Thêm vào đó, từ đầu năm 2022, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực, tiếp tục đưa Việt Nam kết nối rộng hơn vào chuỗi cung ứng hàng hóa trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Sau khi về đích với kim ngạch xuất khẩu trên 39 tỷ USD trong năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 43 - 43,5 tỷ USD trong năm 2022.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, việc giữ được vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu qua giai đoạn dịch bệnh cùng với vai trò thành viên của nhiều FTA đã tạo cho Việt Nam nhiều lợi thế, thu hút các khách hàng lớn quay trở lại đặt hàng. Mới đây, theo đánh giá của một tổ chức quốc tế, Việt Nam đứng đầu về mức độ hấp dẫn khi đặt hàng năm 2022 trong 27 quốc gia sản xuất dệt may, đạt 59/75 điểm.

Mở rộng “cánh cửa” thị trường

Có thể thấy, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chỉ sau 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đàm phán, ký kết được 15 FTA, giúp mở rộng “cánh cửa” thị trường cho hàng hóa xuất khẩu để kết nối, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Mỗi FTA được đưa vào thực thi đều là đòn bẩy tích cực cho hàng hóa xuất khẩu, không chỉ thúc đẩy gia tăng kim ngạch, mà còn mang đến ưu đãi thuế quan, giúp hàng Việt nâng cao sức cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu.

Sau khi EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU, điển hình như thủy sản, tôm, gạo… Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 40,07 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020.

Riêng với mặt hàng gạo, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang EU 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về lượng, nhưng tăng hơn 20% về trị giá so với năm 2020. Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm 10 - 20 USD/tấn. Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong số các nguồn cung cấp gạo vào EU, giá gạo của Việt Nam tăng mạnh nhất, với mức tăng hơn 20%.

Ngay trong năm đầu thực thi UKVFTA (năm 2021), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh đạt hơn 5,7 tỷ USD, với sự đóng góp của nhiều nhóm hàng như rau quả, hạt tiêu, sắt thép, phương tiện vận tải…; xuất siêu sang Anh 4,8 tỷ USD.

Có hiệu lực từ tháng 1/2019, đến nay, CPTPP đã qua chặng đường 3 năm đầu thực thi. Năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối CPTPP đạt 46 tỷ USD, tăng hơn 7 tỷ USD so với năm 2020. Hiệp định này đã giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhiều thị trường trong khối ghi nhận mức tăng trưởng cao, như Canada (đạt 5,2 tỷ USD, tăng 19,5%); Mexico (đạt 4,6 tỷ USD, tăng 46,1%)...

Nếu như CPTPP hay EVFTA hướng đến mở cửa thị trường, thì RCEP hướng đến vai trò trung tâm của ASEAN. Cùng với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, điểm khác biệt của RCEP là tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ, tạo thuận lợi cho thương mại và tạo không gian kết nối sản xuất trong toàn ASEAN

Ngoài ra, RCEP còn bổ trợ cho CPTPP và các FTA mà Việt Nam đã ký trước đây với các nền kinh tế lớn trong RCEP (như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc…) khi cung cấp thêm lựa chọn cho việc tận dụng các cơ hội và ưu đãi từ cam kết trong các hiệp định này, ví dụ như việc sử dụng mẫu C/O theo mỗi FTA một cách phù hợp, nhằm có được mức ưu đãi thuế quan cao nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Có thể thấy, 15 FTA ký kết với 60 nền kinh tế được thực thi đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều sự lựa chọn để tận dụng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu, có thêm điều kiện thuận lợi để mở rộng và tiếp cận thị trường toàn cầu.

Tin mới cập nhật

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Dệt may được nhận định còn khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu nếu tận dụng tốt hơn nữa FTA nhưng làm thế nào để khai thác vẫn là câu chuyện đáng bàn.
Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Theo chuyên gia, việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, đột phá và sẽ là ‘làn gió mới’ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Tổng cục Hải quan tăng cường thu thập thông tin về cách thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý trên tuyến chuyển phát nhanh, bưu điện quốc tế…
Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Dù ứng cử viên nào trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47, Việt Nam cũng cần có những kịch bản kinh tế mang tính thích nghi cao với những bất định của tình hình.
Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Việc tham gia vào Hệ sinh thái tận dụng các FTA sẽ là chìa khóa “vàng” để doanh nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, vươn ra thế giới.
Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Để sản phẩm Thương hiệu Quốc gia vươn xa, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tạo chuỗi sản xuất kinh doanh với những sản phẩm mang giá trị thuần Việt.
Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các thành viên tại Việt Nam.
Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Để hướng tới xuất khẩu bền vững, theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển xuất khẩu thô sang gia tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh.
Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Mỹ và EU là thị trường có nhiều tiềm năng nhưng cũng rất khó tính, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang hai thị trường này cần tìm hiểu kỹ để giảm thiểu rủi ro.
Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Theo Bộ Công Thương, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Bộ đang thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tin khác

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Phiên bản di động