Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng
Xe điện - xu hướng tiêu dùng mới Vietnam Motor Show 2016: Tăng tốc - đón đầu xu hướng tiêu dùng và công nghệ ADM công bố sáu xu hướng tiêu dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống |
Xu hướng tiêu dùng thay đổi: Áp lực cho nhà sản xuất
Một khảo sát gần đây của LendingTree tại Mỹ với 1.048 người tham gia cho thấy, 55% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền để sở hữu những sản phẩm thân thiện với môi trường. Đáng chú ý, gần 40% số người được hỏi khẳng định sẽ tẩy chay các doanh nghiệp ‘phớt lờ’ yếu tố xanh, trong đó 18% đã thực sự hành động.
![]() |
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các giá trị bền vững khi lựa chọn sản phẩm. Ảnh minh họa |
Tại Việt Nam, người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm đến các giá trị bền vững khi lựa chọn sản phẩm. Theo đó, giá cả và chất lượng vẫn quan trọng, nhưng không còn là những tiêu chí duy nhất khi họ quyết định bỏ tiền ra mua sản phẩm.
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, đại diện một doanh nghiệp chuyên sản xuất thực phẩm từ nông sản chia sẻ, trước đây chỉ cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng nay, doanh nghiệp còn phải chú trọng đến toàn bộ quy trình sản xuất. Bao bì đóng gói phải thân thiện với môi trường, nguyên vật liệu đầu vào cần minh bạch nguồn gốc, đảm bảo không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
"Khách hàng giờ đây mua sản phẩm không chỉ vì chất lượng, mà còn vì họ tin sản phẩm đó gắn với trách nhiệm môi trường và xã hội. Đây là một thay đổi lớn buộc doanh nghiệp phải thích ứng nếu không muốn bị đào thải", vị đại diện nhấn mạnh.
Xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm cũng đang tác động mạnh đến ngành đồ uống – lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với đời sống hàng ngày. Chia sẻ tại một sự kiện mới đây, PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, các doanh nghiệp ngành đồ uống đã và đang chuyển mình mạnh mẽ nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới từ thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, bên cạnh việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như nghĩa vụ tái chế, Luật Bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp đồ uống còn mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới, tối ưu hóa quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng, tận dụng năng lượng tái tạo và đẩy mạnh tái chế phụ phẩm.
Những bước đi này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành mà còn gia tăng niềm tin từ người tiêu dùng, mở rộng cơ hội xuất khẩu. Việc đầu tư vào sản xuất xanh sẽ giúp ngành đồ uống Việt Nam hội nhập nhanh hơn với xu thế quốc tế, đồng thời tạo nền tảng phát triển dài hạn.
![]() |
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn, mà đã trở thành điều kiện sống còn cho doanh nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Ảnh minh họa |
Chuyển đổi xanh: Cơ hội và bài toán sống còn
Trước xu hướng tiêu dùng mới của người tiêu dùng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu không chủ động thay đổi để thích ứng, doanh nghiệp sẽ tụt lại phía sau. Đây là thực tế đã được minh chứng trên thị trường quốc tế và đang ngày càng rõ nét tại Việt Nam.
Ở góc độ quản trị doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng bộ tiêu chí ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, Governance – Quản trị doanh nghiệp).
Theo ông Phạm Tấn Công, ESG không chỉ là bộ tiêu chí đánh giá mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp mà còn là "giấy thông hành" giúp doanh nghiệp bước vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà đầu tư, đối tác quốc tế hiện nay đều rất coi trọng các tiêu chí ESG khi lựa chọn hợp tác hoặc rót vốn.
"Trong dài hạn, lợi nhuận và hiệu quả đầu tư cần được nhìn nhận trong bối cảnh rộng hơn, bao gồm trách nhiệm kinh tế, xã hội và môi trường. Chỉ khi đó doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn, mà đã trở thành điều kiện sống còn cho doanh nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Việc chủ động xây dựng chiến lược số hóa, phát triển ESG sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.
Theo dự báo của Fortune Business Insights, thị trường công nghệ xanh và phát triển bền vững toàn cầu sẽ đạt quy mô 61,92 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 20,8% trong giai đoạn 2023-2030. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu biết nhanh chóng thích ứng, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Minh chứng rõ nét cho xu hướng này là những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nông sản như Công ty TNHH Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Ánh Hồng. Giám đốc Phạm Thị Ánh Hồng cho biết, doanh nghiệp không chỉ cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn đặc biệt đề cao đạo đức kinh doanh, gắn sản xuất với trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.
Theo đó, bà Phạm Thị Ánh Hồng cho rằng, mỗi sản phẩm doanh nghiệp đưa ra thị trường đều phải mang lại giá trị thiết thực, không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cộng đồng và xã hội.
Việc doanh nghiệp Việt Nam chủ động chuyển đổi để thích ứng với yêu cầu xanh và phát triển bền vững không chỉ là xu hướng bắt buộc, mà còn là cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế. Với sự quyết tâm và chiến lược bài bản, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội bứt phá mạnh mẽ trong tương lai. |
Tin khác

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
