Diễn đàn Nhịp cầu phát triển: Tìm giải pháp phát triển kinh tế miền Trung- Tây Nguyên
PTC3: Tăng cường phối hợp để bảo vệ lưới điện truyền tải 500kV khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên Chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung và Tây Nguyên |
Tích cực chuyển đổi số và tăng trưởng xanh
Chiều 17/3, dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại Giao, UBND TP. Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu phát triển lần thứ ba với chủ đề: “Đột phá cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Chuyển đổi kép xanh và công nghệ số trong chiến lược tăng trưởng kinh tế bền vững”. Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự và phát biểu tại sự kiện, tham dự sự kiện còn có đại diện của Bộ Ngoại Giao, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng đại diện các địa phương thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn |
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, khu vực miền Trung và Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó, Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị xác định mục tiêu phát triển Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; lấy phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá.
Nghị quyết số 26 ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu phát triển vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ trở thành vùng phát triển năng động, nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao trong phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu… và đến năm 2045, vùng có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á.
Theo hướng này, trong thời gian qua, các địa phương và doanh nghiệp khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã thể hiện quyết tâm rất cao, chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và chuyển đổi số.
Dưới góc độ địa phương, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng: Đà Nẵng hiện thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số, an toàn thông tin, thương mại điện tử của cả nước. Trong 2 năm liên tiếp (2020-2021), Đà Nẵng dẫn đầu chỉ số đánh giá chuyển đổi số DTI và 3 năm liên tiếp đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2020, 2021, 2022 ở hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”; năm thứ ba liên tiếp đạt Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam năm 2022… Năm 2022, kinh tế số đóng góp 17% vào tăng trưởng GRDP của Thành phố.
Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU và Đề án Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với xây dựng thành phố thông minh, với 3 trụ cột là phát triển Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số, Đà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật và kỳ vọng đến năm 2025, kinh tế số chiếm hơn 20% GRDP thành phố.
Song song với chuyển đổi số, thành phố Đà Nẵng còn quyết tâm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, và hưởng ứng “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”, bắt đầu xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng tăng trưởng xanh trên địa bàn.
Chia sẻ tại sự kiện, nhiều ý kiến cũng khẳng định, chuyển đổi số và tăng trưởng xanh là xu hướng đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới hướng đến, trong đó có Việt Nam. Chuyển đổi số và tăng trưởng xanh cũng chính là “chìa khoá” để các quốc gia, địa phương và doanh nghiệp từng bước hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và hướng đến tăng trưởng bền vững.
![]() |
Đại diện nhiều tổ chức quốc tế và doanh nghiệp FDI tham dự sự kiện |
Tận dụng lợi thế phát triển bằng liên kết vùng
Bên cạnh tập trung chuyển đổi số và tăng trưởng xanh, các chuyên gia tại Diễn đàn cũng cho rằng, để phát huy hết lợi thế sẵn có, đồng thời tạo đột phá cho tăng trưởng kinh tế, các địa phương trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên cần tăng cường liên kết, gắn kết với nhau trong mọi hoạt động, chiến lược phát triển.
Cụ thể, theo bà – Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành hoạt động dự án Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Đông Á, Thái Bình Dương: Khu vực miền Trung và Tây Nguyên đang phải đối mặt với những rủi ro về thiên tai về nước biển dâng, các cơn bão ngày càng mạnh hơn, nông dân phải đối mặt với hạn hán, sụt nở… rủi ro lớn và gia tăng khiến cho chúng ta có thể mất đi 11 tỷ USD mỗi năm.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, vấn đề liên kết vùng phải được các địa phương ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên quan tâm. Vì thật khó để đầu tư vào các giải pháp bảo vệ bờ biển trong vùng nếu chỉ xuất phát từ một tỉnh đơn lẻ, tương tự quản lý sông ngòi cũng vậy. Chưa kể, những khoản đầu tư cho biến đổi khí hậu rất lớn, và một địa phương sẽ không thể đáp ứng nếu không có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng.
Cũng liên quan đến câu chuyện liên kết, PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Các địa phương trong vùng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của liên kết phát triển vùng, giúp mở không gian phát triển mới, phát huy cao nhất tiềm năng lợi thế của từng địa phương và từng vùng, đồng thời giúp giải quyết các vấn đề chung, những vấn đề liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Theo đó, liên kết phát triển vùng phải trở thành tư duy chủ đạo, dẫn dắt và kết nối đối với sự phát triển của từng địa phương trong từng vùng với tinh thần “trong anh thì có tôi, trong tôi thì có anh và chúng ta là một thể thống nhất”.
Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, nếu các tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên quán triệt được quan điểm liên kết phát triển vùng, thì tất cả những vấn đề còn lại chỉ là vấn đề kỹ thuật.
Công bố và vinh danh TOP 50 Doanh nghiệp FDI tiêu biểu ở 6 nhóm ngành Trong khuôn khổ Diễn đàn Nhịp cầu phát triển đã diễn ra Lễ công bố và vinh danh các Doanh nghiệp FDI tiêu biểu năm 2022-2023, nhận giải thường Rồng Vàng (Golden Dragon Awards) - lần thứ 22. Chương trình Golden Dragon Awards 2023 tập trung khảo sát và xét chọn các doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi xanh, ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, quan tâm, chú trọng và có kế hoạch thực thi ESG. Các doanh nghiệp đạt kết quả phục hồi ấn tượng sau đại dịch Covid-19 và thể hiện chiến lược phát triển bền vững. Năm 2023, Ban tổ chức nhận được hơn 500 đề cử và đăng ký tham gia. Qua 2 vòng khảo sát và xét chọn, chương trình Golden Dragon Awards 2023 công bố và vinh danh TOP 50 Doanh nghiệp FDI tiêu biểu ở 6 nhóm ngành, bao gồm: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; Công nghệ số & dịch vụ số; Dịch vụ tài chính và bảo hiểm; Phát triển hạ tầng, khu công nghiệp và bất động sản; Giáo dục và chăm sóc sức khỏe; Nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống |
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
