Cơ hội mới cho tăng cường hợp tác đối tác chiến lược Việt Nam-Italy

Từ ngày 25-28/7, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước đến Cộng hòa Italy.
Việt Nam-Italy phấn đấu nâng kim ngạch hai chiều lên 6 tỷ USD 5 lý do thúc đẩy doanh nghiệp Italy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam

Nhằm làm sâu sắc mối quan hệ Việt Nam-Italy bền chặt trong nửa thế kỷ qua (1973-2023), từ ngày 25-28/7, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Italy.

Co hoi moi cho tang cuong hop tac doi tac chien luoc Viet Nam-Italy hinh anh 1
Biểu diễn văn nghệ chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Italy tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)

Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Rome về ý nghĩa của chuyến thăm cũng như triển vọng quan hệ song phương.

Theo Đại sứ Dương Hải Hưng, đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới một quốc gia thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và là Đối tác Chiến lược của Việt Nam, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị, hợp tác đối tác chiến lược giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp nhất từ trước đến nay trên tất cả các lĩnh vực, các kênh song phương cũng như đa phương.

Đại sứ Dương Hải Hưng nhấn mạnh: “Chuyến thăm lần này có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu mốc son 50 năm quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hơn nữa mức độ tin cậy cao giữa hai nước đồng thời tạo ra xung lực mới thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới."

"Chuyến thăm của Chủ tịch nước là hoạt động đối ngoại cấp cao khẳng định vị thế và vai trò của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Việc Chủ tịch nước nhận lời mời thăm cấp Nhà nước đến Italy thể hiện sự coi trọng lẫn nhau và sự ủng hộ, quyết tâm của Lãnh đạo cấp cao hai nước đối với việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Italy," Đại sứ Dương Hải Hưng khẳng định.

Đại sứ cho biết thêm: "Chuyến thăm còn là sự kiện đặc biệt có ý nghĩa kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Italy, góp phần mở ra những cơ hội mới cho hợp tác đối tác chiến lược giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và vững chắc trong những thập kỷ tới."

Trong chuyến thăm, dự kiến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ hội đàm với Tổng thống Italy Sergio Mattarella và dự Quốc yến do Tổng thống chủ trì; gặp Thủ tướng Giorgia Meloni, Chủ tịch Thượng viện Ignazio La Russa, Chủ tịch Hạ viện Lorenzo Fontana, Chủ tịch Vùng Tuscany, Thị trưởng thủ đô Rome và Thị trưởng thành phố Florence; dự Buổi hòa nhạc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Italy tổ chức tại Khán phòng sang trọng nhất tại Phủ Tổng thống Italy.

Chủ tịch nước cũng sẽ có một số hoạt động khác như gặp lãnh đạo các đảng Cộng sản và đảng Dân chủ Italy; thăm Đại sứ quán Việt Nam và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Italy và các bạn bè Italy.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước sẽ thăm Tòa Thánh Vatican, gặp Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Vatican, Hồng y Pietro Parolin.

Quan hệ hai nước thường xuyên được lãnh đạo hai bên quan tâm củng cố, vun đắp, ngày càng phát triển mạnh mẽ và mức độ tin cậy cao lẫn nhau, với việc tiếp xúc và trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao và các cấp.

Hai bên triển khai hiệu quả nhiều cơ chế phối hợp như Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế cũng như phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương và quốc tế.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN và Italy là đối tác EU lớn thứ 3 của Việt Nam. Năm 2022, dù có nhiều biến động và khó khăn song trao đổi thương mại giữa hai nước đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 6,2 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021.

Chính phủ Italy đưa Việt Nam vào danh sách 20 quốc gia tiếp tục ưu tiên thúc đẩy thương mại, đầu tư đến năm 2030.

Hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, tư pháp, du lịch, thể thao, giao lưu nhân dân, hợp tác giữa các địa phương cùng nhiều lĩnh vực khác tiếp tục phát triển đa dạng, tích cực.

Hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thông tấn, báo chí, tuyên giáo, lý luận, học thuật, nghiên cứu chiến lược... giữa hai nước đang có những bước phát triển mới. Các kênh hợp tác đảng, hợp tác nghị viện bên cạnh kênh ngoại giao nhà nước đang phát triển tốt đẹp, góp phần ngày càng củng cố và thắt chặt quan hệ hai nước.

Giữa hai nước có mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống rất tốt đẹp, bền chặt và sâu sắc. Đây là tài sản quý báu, vô giá của hai nước vẫn đang tiếp tục được trân trọng gìn giữ, vun đắp và ngày càng phát triển.

Đánh giá về tiềm năng quan hệ song phương, Đại sứ Dương Hải Hưng nhận xét triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới là hết sức tươi sáng.

Co hoi moi cho tang cuong hop tac doi tac chien luoc Viet Nam-Italy hinh anh 2
Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)

Đại sứ Dương Hải Hưng nói: “Tình đoàn kết hữu nghị truyền thống trước sau như một giữa hai nước, quan hệ chính trị ổn định, tốt đẹp, sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo cấp cao hai nước, mức độ tin cậy lẫn nhau cao... là điều kiện thuận lợi rất cơ bản cho phát triển hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực. Italy và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng, không chỉ về hình thể địa lý, về tình cảm và các giá trị gia đình, cộng đồng, ẩm thực, văn hóa mà còn về cơ cấu kinh tế với nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ."

"Nền kinh tế hai nước vừa có tính tương đồng, vừa có tính bổ trợ lẫn nhau về ngành hàng và sản phẩm, mang lại các giá trị gia tăng to lớn khi hợp tác với nhau. Gần đây, việc Italy ngày càng quan tâm đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN, Việt Nam nói riêng, trở nên ngày càng rõ ràng."

"Các doanh nghiệp Italy ngày càng quan tâm và mong muốn hợp tác đầu tư, thương mại với Việt Nam, một đối tác có nhiều thế mạnh như lực lượng lao động trẻ, chi phí cạnh tranh, thị trường tiêu thụ lớn, môi trường kinh doanh năng động, hạ tầng ngày càng cải thiện…, nhiều doanh nghiệp quan tâm chuyển dịch nhà máy sản xuất sang Việt Nam trong khi các doanh nghiệp Italy đã hiện diện tại Việt Nam đều thành công."

"Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống, hai bên có nhiều triển vọng hợp tác trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, đặc biệt là triển khai thực hiện cam kết trong khuôn khổ Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng mà Italy đã cam kết đóng góp 500 triệu USD."

Theo Đại sứ Dương Hải Hưng, trong 50 năm qua, quan hệ Việt Nam-Italy đã phát triển tích cực, toàn diện và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, cả về hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt kể từ khi hai bên ký “Tuyên bố chung về thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược” nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 1/2013.

Italy là đối tác chiến lược, một người bạn tình nghĩa, thủy chung của nhân dân Việt Nam, là một trong những nước Tây Âu đầu tiên tích cực ủng hộ tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và EU, trên các diễn đàn quốc tế lớn cũng như bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức tài chính, thương mại, tiền tệ quốc tế đầu những năm 90 thế kỷ XX.

Nhiều thế hệ người Italy đã xuống đường ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Ngày nay, những tình cảm hữu nghị, đoàn kết, gắn bó sâu sắc đó vẫn tiếp tục được củng cố và phát huy, như trong thời gian đại dịch COVID-19 Italy đã sớm ưu tiên hỗ trợ 2,8 triệu liều vaccine cho Việt Nam.

Các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao là dịp nhìn lại chặng đường phát triển trong quan hệ hai nước và những thành quả đạt được; đồng thời quảng bá, tăng cường hình ảnh, sự quan tâm đối với Việt Nam tại Italy cũng như Italy tại Việt Nam, và mở ra những cơ hội hợp tác tốt đẹp cùng có lợi giữa hai bên.

Trong khuôn khổ Năm Việt Nam-Italy 2023 với chủ đề “Trân trọng-Hiểu biết-Hợp tác” mà Đại sứ quán Việt Nam và Bộ Ngoại giao Italy đã công bố tại Tòa Thị chính Rome (tháng 1/2023), Đại sứ quán đã tích cực phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan, bộ ngành Italy, chính quyền địa phương Italy và các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức trong nước triển khai nhiều chuỗi, đợt hoạt động kỷ niệm có ý nghĩa, trên diện rộng, tại các thành phố lớn, trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, đông khách du lịch quốc tế như tại Thủ đô Roma, các thành phố Milan, Venice, Rimini, và nhiều thành phố khác tại các vùng Umbria, Lombardia, Emilia-Romagna... và dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức tại nhiều địa phương, thành phố khác của Italy từ nay đến cuối năm.

Co hoi moi cho tang cuong hop tac doi tac chien luoc Viet Nam-Italy hinh anh 3
Chương trình “Hồn Việt” giới thiệu văn hóa truyền thống của Việt Nam được sinh viên học tiếng Việt tại khoa châu Á và Bắc Phi học, trường Đại học Ca’ Foscari, thành phố Venice (Italy) tổ chức, ngày 25/2/2022. (Ảnh: Dương Hoa/TTXVN)

Các hoạt động được tổ chức đa dạng, phong phú, sáng tạo, huy động được sự ủng hộ, hỗ trợ và cùng tham gia tích cực của các cơ quan trung ương, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức bạn bè Italy và các nguồn lực xã hội hóa ở Italy và Việt Nam với mục đích theo đúng chủ đề đã đặt ra như hội thảo và in sách về quãng đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Italy nhằm thể hiện sự trân trọng đối với tình cảm hữu nghị và chiều sâu quan hệ hai nước; tọa đàm về lý luận con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội của Việt Nam, các buổi biểu diễn thời trang quy mô, đẳng cấp, các cuộc triển lãm ảnh đất nước, con người, biểu diễn võ thuật, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, in logo, tặng phim và sách Việt Nam cho nhiều thành phố, địa phương Italy, các bài trả lời phỏng vấn, các cuộc tiếp xúc, nói chuyện của Đại sứ với đông đảo các tầng lớp xã hội Italy... giúp thu hút sự quan tâm và tăng cường hiểu biết của người dân Italy đối với Việt Nam.

Đại sứ quán tổ chức và tham gia nhiều hoạt động thúc đẩy hợp tác hai nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là công tác ngoại giao kinh tế thông qua tổ chức các diễn đàn, hội thảo, bàn tròn kinh tế, thương mại, đầu tư, tham gia các hội chợ du lịch, nông sản, gia vị, hàng thủ công mỹ nghệ... kết nối, thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như nghiên cứu chiến lược, học thuật, quốc phòng, an ninh, báo chí..., hợp tác đa phương ASEAN-Italy trong vai trò Chủ tịch luân phiên Ủy ban ASEAN tại Rome... qua đó mở rộng và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới đối với cả hai nước.

Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp 50 năm quan hệ ngoại giao đã góp phần quan trọng củng cố, thắt chặt và thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Tin khác

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 28/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 28/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần tăng mạnh. Theo đó dầu WTI xấp xỉ mốc 84 USD/thùng, dầu Brent vượt mốc 89 USD/thùng.
Phiên bản di động