Việt Nam vững vàng hội nhập kinh tế quốc tế

Với tinh thần tích cực, chủ động, Việt Nam ngày càng gặt hái nhiều kết quả quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang thực thi và 2 FTA đang đàm phán đã đưa Việt Nam vào trung tâm của “dòng chảy” thương mại

“Gặt trái ngọt” từ CPTPP, EVFTA

FTA là nét chủ đạo trong hội nhập kinh tế quốc tế và XNK của Việt Nam thời gian qua. Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Việt Nam ngày càng có nhiều lợi thế từ hội nhập. Nhận thấy rõ nhất là thông qua việc đàm phán, ký kết và thực thi có hiệu quả các FTA, Việt Nam đã cải thiện đáng kể việc tiếp cận thị trường XK, tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.

Dệt may là một trong những ngành hàng tận dụng tương đối tốt cơ hội từ các FTA. 	Ảnh: Nguyễn Thanh
Dệt may là một trong những ngành hàng tận dụng tương đối tốt cơ hội từ các FTA. Ảnh: Nguyễn Thanh

Minh chứng rõ nét trong 2 năm gần đây (2020 - 2021), mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song kim ngạch XNK của Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng cao. Năm 2020, XNK đạt trên 545 tỷ USD, trị giá xuất siêu hơn 19 tỷ USD, lớn nhất từ trước cho đến thời điểm đó. Năm 2021, XNK vượt mốc 660 tỷ USD, xuất siêu 4 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Bước sang 7 tháng năm 2022, kết quả thu về vẫn khá khả quan với tổng kim ngạch XNK ước đạt 431,94 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nhấn mạnh những tác động của các FTA về khía cạnh kinh tế rất nổi bật, TS. Lê Huy Khôi, Trưởng phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) phân tích: ngoài thúc đẩy XK, các FTA góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, từ đó thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn, có tiềm năng từ các nước trong khu vực và thế giới đầu tư vào Việt Nam. Đáng lưu ý là đã xuất hiện xu hướng tăng tốc đầu tư vào Việt Nam thông qua dự án công nghệ cao, xây dựng “cứ điểm” sản xuất hiện đại của giới đầu tư quốc tế.

Phân tích về mức độ tận dụng của một trong những FTA thế hệ mới đình đám nhất thời gian qua là CPTPP, bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, kể từ khi CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam (từ 14/1/2019-PV), hàng hoá XK sang các nước thành viên tăng trưởng nhảy vọt, đặc biệt ở khu vực châu Mỹ. Ví dụ, XK sang Canada năm 2021 đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2020 và tăng 75% so với thời điểm trước khi CPTPP có hiệu lực. Tương tự, đối với Mexico, năm 2021, XK sang thị trường này đạt 4,6 tỷ USD, tăng trên 100% so với thời điểm trước khi CPTPP có hiệu lực. “Các DN Việt Nam hiện nay đang khai thác tương đối tốt các ưu đãi của CPTPP”, bà Võ Hồng Anh nói.

Với EVFTA, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhìn nhận: là FTA chất lượng cao với những cam kết sâu rộng, EVFTA đã góp phần giúp DN Việt Nam đứng vững trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát. Ngay từ năm đầu thực thi EVFTA (từ tháng 8/2020 đến hết tháng 7/2021), kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 39,75 tỷ USD, tăng 6,2%; kim ngạch NK đạt 16,51 tỷ USD, tăng hơn 24% so với trước khi có hiệp định. Bước vào năm thực thi thứ hai (từ tháng 8/2021 đến hết tháng 5/2022), kim ngạch XK của Việt Nam đạt 36,8 tỷ USD, tăng 39,17% so với cùng kỳ năm trước đó; kim ngạch NK đạt 13,94 tỷ USD, giảm 32%.

Tăng tính chủ động của doanh nghiệp

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là tận dụng cơ hội từ các FTA, DN Việt cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Ông Lương Hoàng Thái phân tích, với EVFTA, DN gặp rất nhiều khó khăn do yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, mức độ an toàn của sản phẩm. Mặt khác, DN còn thiếu thông tin về quy định, yêu cầu trong nước của phía NK, biện pháp đối phó với vụ kiện thương mại cũng như thiếu liên kết với DN cùng ngành hàng để đảm bảo đa dạng mặt hàng, sản lượng và giảm chi phí XK… “Do đó, DN cần bám sát và cập nhập thông tin thường xuyên để kịp thời đáp ứng”, ông Lương Hoàng Thái nói.

Từ góc độ DN, ngành hàng, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA, điển hình như CPTPP là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Ông Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết: đối với ngành sản xuất xi măng, phần lớn các nguyên liệu đầu vào đều sử dụng nguyên, nhiên liệu tại chỗ.

“Thông tin về quy trình, thủ tục, hồ sơ như thế nào hiện nay các DN trong ngành cũng chưa nắm được đầy đủ. Vì vậy, rất mong các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên môn hỗ trợ DN để thực hiện được chuẩn mực quy tắc xuất xứ, XK xi măng tới các nước thuộc CPTPP và các thị trường khác”, ông Lương Đức Long nói.

Bên cạnh sự trợ lực từ cơ quan quản lý nhà nước, theo bà Trần Thị Lan Anh, Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đứng trước “cánh cửa” hội nhập, sự chủ động của mỗi DN hết sức quan trọng. DN cần chủ động tìm hiểu kỹ cam kết trong các FTA, điển hình như RCEP; chủ động chuẩn bị, hành động phù hợp để tận dụng tối đa các cơ hội cũng như xử lý các thách thức nếu xảy ra. “Quan trọng nhất là DN cần tập trung nâng cao năng lực nhằm có đủ nền tảng, sức mạnh để cạnh tranh trong hoàn cảnh hội nhập”, bà Lan Anh nói.

Xung quanh câu chuyện hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy XNK của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung hỗ trợ DN khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc sản xuất, XK; hướng dẫn các DN chủ động tận dụng cơ hội khi nhu cầu thế giới đang tăng đối với các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam có thế mạnh…

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam: Đổi mới năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong bất kỳ FTA nào, mục tiêu cũng là mở rộng thị trường, đẩy mạnh thương mại của các nước tham gia. DN muốn tận dụng cơ hội cần có sự chủ động, tích cực nắm bắt, nghiên cứu thị trường, văn hóa tiêu dùng cũng như các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật của các nền kinh tế. Ví dụ với CPTPP, DN muốn khai thác thị trường các nước thành viên buộc phải đổi mới năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; nhất là nắm rõ các quy định về quy tắc xuất xứ; cải thiện, đầu tư công nghệ sản xuất…

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước trong ngành Công Thương phải đi đầu trong việc nhanh chóng cung cấp đầy đủ thông tin để DN tận dụng, khai thác được những quy định có lợi của CPTPP, đặc biệt là nội dung yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm dịch, đầu tư, sở hữu trí tuệ,…

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam: Các FTA chính là động lực để ngành da giày vượt qua thách thức

Thời gian qua, tăng trưởng XK của ngành da giày vào các thị trường trọng điểm, đặc biệt là các thị trường có FTA duy trì tốc độ khá tốt. Các FTA chính là động lực để ngành da giày vượt qua thách thức từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 giai đoạn vừa qua.

Tuy nhiên, việc đàm phán thành công các FTA, điển hình như UKVFTA, mở cửa thị trường là thành công bước đầu; bước tiếp theo là phải cùng nhau đẩy mạnh năng lực thực thi. Không chỉ với UKVFTA nói riêng mà với các FTA nói chung, sau khi FTA có hiệu lực nên có đánh giá để tiếp tục cải thiện và hỗ trợ DN kịp thời. Việc đánh giá này có thể tiến hành hàng năm hoặc theo chu kỳ 3-5 năm, thấy được hiệu quả mang lại, từ đó sẽ đưa ra những chính sách mới nhằm cải thiện việc tận dụng.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An: Cần hợp sức tạo thương hiệu gạo Việt tại thị trường EU

Kể từ khi EVFTA có hiệu lực đến nay, XK gạo của Công ty Trung An sang thị trường EU đã gia tăng đáng kể. EU trở thành thị trường chính của DN và gạo chất lượng cao là mặt hàng chủ lực Công ty XK sang thị trường này.

Mỗi năm EU NK 2 triệu tấn gạo, song thực tế gạo Việt tại thị trường EU vẫn chiếm thị phần rất nhỏ. Có thể thấy ngành gạo Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết hiệu quả của EVFTA. Nguyên nhân là do văn hoá thương mại của các DN Việt Nam. Nếu ở thị trường EU chỉ có thương hiệu gạo Trung An thì chưa thể tạo dựng được thương hiệu gạo Việt Nam. Do vậy, cần có một chương trình hợp tác, các DN Việt Nam cần hợp sức tạo dựng thương hiệu gạo Việt Nam ở thị trường EU. Ví dụ như làm tốt công tác truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn châu Âu…, hạn chế những vụ việc hàng hoá bị trả về do vi phạm các tiêu chuẩn ở thị trường này.

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Tin khác

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024:  Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 3/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 3/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh hơn 3% với dầu WTI giảm 3,58%, dầu Brent giảm 3,19%, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 1/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 1/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 2/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 30/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 30/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng thế giới tiếp đà “rơi thẳng đứng”

Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng thế giới tiếp đà “rơi thẳng đứng”

Giá vàng chiều nay 1/5/2024: Vàng SJC giảm ở một vài thương hiệu, vàng thế giới rơi mạnh trong bối cảnh lãi suất trái phiếu Mỹ và đồng Đô la Mỹ tăng vọt dữ dội
Phiên bản di động