Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng
Công cụ quản lý theo tiêu chuẩn: Góp phần tăng năng suất, chất lượng Thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa Ứng dụng điện toán đám mây tăng năng suất, chất lượng nông sản |
Theo đó, năm 2021, có 61 tổ chức, doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (trong đó có 19 Giải Vàng Chất lượng Quốc gia); năm 2022, có 49 tổ chức/doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (trong đó có 22 Giải Vàng Chất lượng Quốc gia); năm 2023, có 23 tổ chức/doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (trong đó có 11 Giải Vàng Chất lượng Quốc gia).
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của doanh nghiệp |
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là giải thưởng duy nhất về Chất lượng ở cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ xét tặng hàng năm. Giải thưởng được thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, có lịch sử hình thành và phát triển từ Giải thưởng Chất lượng Việt Nam được triển khai từ năm 1995, nhằm tôn vinh những doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia nằm trong hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (Global Performance Excellence Award - GPEA) của Tổ chức Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Quality Organization - APQO). Giải thưởng được thiết lập, triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và các tiêu chí Giải thưởng Chất lượng Quốc gia của Hoa Kỳ (Malcom Baldrige).
Tính đến nay, đã có 2.163 lượt doanh nghiệp đạt giải thưởng. Điểm chung là các doanh nghiệp này đều áp dụng hiệu quả những hệ thống, công cụ quản lý, như: ISO 9001, ISO 14001, TQM, GMP, HACCP, 5S, Kaizen…
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định cho biết, sự gia tăng của số lượng của doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia chính là cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế và cũng là niềm tự hào của cộng đồng doanh nghiệp Việt.
Là doanh nghiệp đã 4 lần nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia, ông Chu Văn Phong, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Tiền Phong cho biết, việc tham gia giải thưởng giúp doanh nghiệp có điều kiện học hỏi, đánh giá và cải tiến toàn diện các hoạt động quản lý, chất lượng sản phẩm. Từ đó, nâng cao năng suất lao động, sản xuất theo hướng tinh gọn, tối ưu hóa sản xuất, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững.
Theo ông Chu Văn Phong, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là điểm tựa uy tín của các doanh nghiệp để không ngừng hoàn thiện, chuyên nghiệp hóa trong cách vận hành, qua đó nâng cao giá trị thương hiệu, chung tay kiến tạo cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần vào sự thịnh vượng của nền kinh tế nước nhà.
Ông Phùng Mạnh Trường, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam thông tin, khi tham gia giải thưởng, cái lợi đầu tiên là doanh nghiệp tự soi chiếu, nhìn lại mình xem đang ở vị trí nào. Giải thưởng là công cụ để "thăm khám" định kỳ, doanh nghiệp sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình, từ đó đưa ra giải pháp củng cố hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng được chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ trong việc cải tiến hệ thống quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động.