Việt Nam phối hợp APEC triển khai sáng kiến phục hồi kinh tế

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, Việt Nam tiếp tục phối hợp thành viên APEC xây dựng, triển khai các sáng kiến khả thi nhằm phục hồi kinh tế.

Sau hơn 2 năm ứng phó với những khủng hoảng kinh tế - xã hội chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra trên phạm vi toàn cầu, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại (MRT) APEC lần thứ 28 năm nay diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 21 - 22/5/2022 dưới sự chủ trì của Chủ tịch MRT - ông Jurin Laksanwisit - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan.

Việt Nam tiếp tục phối hợp APEC triển khai sáng kiến phục hồi kinh tế
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu tham dự Hội nghị

Hội nghị có sự tham dự của 21 nền kinh tế thành viên APEC, và các quan sát viên gồm: Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (PECC) và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương (PIF). Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh dẫn đầu tham dự Hội nghị.

Hội nghị MRT 28 năm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã và đang có những dấu hiệu phục hồi khi phần lớn các hạn chế về dịch bệnh được dỡ bỏ nhờ các đợt tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên toàn cầu. Du lịch, vận tải, hàng không, bán lẻ, thương mại xuyên biên giới dần sôi động trở lại nhờ các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, tiêm chủng vắc xin, các gói hỗ trợ tài chính… tại nhiều nền kinh tế.

Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC), theo báo cáo mới nhất của Đơn vị Nghiên cứu chính sách APEC (PSU) tháng 2/2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn khu vực APEC tăng 5,8% năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực đạt mức vừa phải trong những năm tiếp theo, đạt 4,2% vào năm 2022 và 3,8% vào năm 2023 và kỳ vọng lạm phát sẽ giảm từ 3% năm 2021 xuống 2,5% năm 2022, và 2,3% năm 2023.

Tuy nhiên, trong khi những nút thắt trong chuỗi cung ứng đường biển chưa được tháo gỡ thì những khó khăn, thách thức mới lại xuất hiện cùng với những hậu quả lâu dài của đại dịch Covid-19, giá hàng hóa và năng lượng gia tăng, căng thẳng chính trị Nga - Ukraine đã cộng hưởng, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới trong tương lai. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,6% trong năm 2022 và 2023, giảm lần lượt 0,8 và 0,2 điểm phần trăm so với các dự báo được đưa ra vào tháng 01/2022. Bên cạnh đó, 143 quốc gia trên thế giới đã phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng theo hướng giảm.

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), Thái Lan - lần thứ ba đăng cai APEC - đã lựa chọn chủ đề cho năm 2022 là “Mở. Kết nối. Cân bằng”, với các ưu tiên: Mở cho mọi cơ hội; kết nối trong mọi khía cạnh và cân bằng trong mọi lĩnh vực. Trong năm chủ nhà APEC 2022, Thái Lan sẽ thúc đẩy các ưu tiên phát triển khu vực theo hướng tăng trưởng đồng đều và bền vững, đồng thời thúc đẩy APEC hướng tới một kỷ nguyên bền vững và cân bằng hậu Covid-19 thông qua khái niệm nền kinh tế sinh học, tuần hoàn và xanh còn gọi là mô hình Kinh tế BCG.

Tại Hội nghị năm nay, các Bộ trưởng APEC chú trọng thảo luận về các biện pháp nhằm tái kết nối khu vực về con người, thương mại và đầu tư hướng tới xây dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng, đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm trong tương lai. Một số đề xuất/sáng kiến trọng điểm được thảo luận bao gồm mở rộng phạm vi thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC); xây dựng cổng thông tin điện tử về đi lại an toàn trong khu vực; các sáng kiến nhằm tăng cường tính tương thích, hướng tới công nhận lẫn nhau các hộ chiếu vắc xin,...

Một nội dung quan trọng khác của Hội nghị MRT 28 là việc tiếp tục ủng hộ Hệ thống thương mại đa phương, bao gồm: tiến độ thực thi cải cách của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và một số nội dung đang được thảo luận tại WTO trong đó có một số vấn đề nổi bật như khủng hoảng lương thực toàn cầu, cải cách, trợ cấp nông nghiệp, các rào cản thương mại và mở rộng thị trường,… và khả năng, định hướng kết thúc đàm phán trợ cấp thủy sản tại MC12.

Các Bộ trưởng đã nghe Tổng giám đốc WTO - bà Ngozi Okonjo-Iweala, cập nhật những diễn biến mới tại Tổ chức này trong thời gian qua, cũng như việc chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 năm nay. Tổng giám đốc WTO nhấn mạnh các thành viên WTO cần linh hoạt, thực tế và thể hiện quyết tâm chính trị trong giải quyết các vấn đề “nút thắt”, hoan nghênh APEC tiếp tục triển khai những sáng kiến/hoạt động góp phần thúc đẩy các nội dung thảo luận tương đồng trong WTO. Tổng giám đốc WTO, các Bộ trưởng APEC đánh giá cao và bày tỏ hy vọng cải cách và tiến bộ trong đàm phán WTO sẽ đem lại những kết quả tích cực, góp phần củng cố vai trò của hệ thống thương mại đa phương cũng như hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực.

Ngoài ra, năm nay, việc hiện thực hóa Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) cũng là một trong những nội dung trọng tâm được đưa ra thảo luận khi lần đầu tiên các Bộ trưởng thương mại APEC (MRT) và Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) đối thoại về nội dung này trong khuôn khổ Hội nghị MRT 28.

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, nếu thành công, FTAAP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với dân số khoảng 2,9 tỷ người, chiếm 38% dân số toàn cầu, với tổng GDP đạt 52.000 tỷ USD, tương đương 62% GDP của thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, cũng như vai trò của WTO đối với thương mại toàn cầu và sẵn sàng phối hợp với các thành viên WTO thúc đẩy, thông qua các nội dung chủ chốt tại Hội nghị Bộ trưởng các nước WTO lần thứ 12 dự kiến tổ chức vào tháng 6 năm nay.

Về các biện pháp trong APEC nhằm tái kết nối khu vực hậu Covid-19, Thứ trưởng hoan nghênh và đánh giá cao các sáng kiến, cũng như các nỗ lực nhằm gỡ bỏ các rào cản, góp phần nối lại đi lại an toàn, liền mạch và phục hồi kinh tế; ủng hộ thúc đẩy hợp tác khu vực hướng tới tạo thuận lợi cho việc công nhận lẫn nhau hộ chiếu vắc xin và nhấn mạnh việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các thành viên APEC để xây dựng và triển khai các sáng kiến khả thi.

Là một nền kinh tế mở, đã ký kết và thực thi 15 hiệp định thương mại tự do với hơn 60 đối tác, Việt Nam đã và đang hợp tác với các thành viên APEC để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực theo tinh thần của Viễn cảnh APEC Putrajaya đến năm 2040, trong đó có việc hình thành FTAAP trong tương lai.

Thu Phương

Tin mới cập nhật

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.

Tin khác

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay  9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm, với dầu WTI tăng 0,22%, dầu Brent tăng 0,51%
Giá tiêu hôm nay  14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/5 thế nào?
Từ vụ hai cô gái trẻ lộ clip nhạy cảm: Làm gì khi bị phát tán clip ''nóng'' trên mạng xã hội?

Từ vụ hai cô gái trẻ lộ clip nhạy cảm: Làm gì khi bị phát tán clip ''nóng'' trên mạng xã hội?

Luật sư và chuyên gia tâm lý đưa ra không ít lời khuyên bổ ích dành cho nhiều người xoay quanh câu chuyện lộ clip hay ảnh "nóng" đang rầm rộ gần đây.
Giá tiêu hôm nay 13/5/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 102.000 – 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 13/5/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 102.000 – 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 13/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 13/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 11/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 11/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 11/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu tụt xuống 102.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm mạnh 2.000 đồng/kg, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu tụt xuống 102.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024: Dầu thế giới tăng lên mức cao nhất tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024: Dầu thế giới tăng lên mức cao nhất tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 10/5/2024, giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong một tuần với dầu WTI ở mốc 79,57 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 84,14 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 12/5/2024: Giá dầu thế giới kết tuần giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay ngày 12/5/2024: Giá dầu thế giới kết tuần giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay ngày 12/5/2024, giá dầu thế giới chốt tuần giảm hơn 1% với dầu WTI giảm 1,26%, dầu Brent giảm 1,3%.
Phiên bản di động