Vì sao nói nước dừa biến thành "thuốc độc" nếu uống sai cách?
Có nên uống nước dừa mỗi ngày để giải khát không? Làm gì để chống nắng cho làn da khi đi bơi vào mùa hè? Bí quyết khử mùi tanh khi chế biến món cá |
Nước dừa là một loại thức uống phổ biến và được ưa chuộng, không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể mà còn có tác dụng giải khát, giảm căng thẳng. Tuy nhiên, nếu không biết cách uống thì nước dừa lại rất có hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Nước dừa tươi là loại nước uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Loại nước uống bổ dưỡng này có một số tác dụng như: Điều hòa huyết áp, đường huyết, hàm lượng cholesterol trong máu, tăng cường năng lượng và trao đổi chất ở cơ thể.
Nước dừa là một loại thức uống phổ biến và được ưa chuộng |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nước dừa rất giàu dưỡng chất và được xếp vào danh mục đồ uống có lợi và an toàn, khuyến cáo mọi người nên dùng, nhất là giải khát mùa hè.
Cụ thể, các osmolarity có trong nước dừa còn có tác dụng hơn cả liệu pháp giảm khát ORS (Oral Rehydration Therapy) uống osmolarity. Ngoài ra sự có mặt của các thành phần sinh học khác như acid amin, enzym, khoáng chất và acid béo có thể cũng cho thấy tốt hơn rất nhiều so với osmolarity nhân tạo. Thêm đó, không giống ORS, nước dừa có hàm lượng natri và clorua thấp, trong khi đó lại rất dồi dào clorua, canxi và kali nên nó thực sự là đồ uống lý tưởng hơn bất kỳ đồ uống giải khát mà hiện nay đang có bán trên thị trường.
Nước dừa biến thành 'thuốc độc' nếu uống sai cách
Không ai phủ nhận tác dụng của nước dừa. Tuy nhiên, nếu không biết cách uống và lạm dụng có thể dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Không nên uống vào buổi tối: Vì dừa mang tính “âm” nên nếu bạn uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh (đặc biệt là uống chung với nước đá). Ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) khiến bạn dễ bị bệnh.
Không nên uống nước dừa thường xuyên: Không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây đầy bụng, mất cân bằng điện giải, tăng đường huyết và tăng áp lực cho thận.
Không nên uống sau khi đi nắng: Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.
Những người bị các bệnh lý dưới đây cần phải kiêng nước dừa vì có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây biến chứng.
Huyết áp thấp: Nếu huyết áp của bạn đang xuống thấp thì tuyệt đối không uống nước dừa bởi nước dừa có tác dụng hạ huyết áp. Nếu uống quá nhiều, huyết áp của bạn sẽ tụt xuống thấp, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tăng kali máu: Nước dừa chưa nhiều kali. Vì vậy, người có tình trạng tăng kali máu (mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, co cơ, liệt, dị cảm…) do suy thận nếu uống nước dừa dẫn tới lượng máu tới tim giảm, tim đập nhanh
Người thể trạng yếu hoặc đang bị tiêu chảy: Những người đang bị hen suyễn, cảm lạnh đi kèm với các triệu chứng đau đầu, nghẹt mũi, ớn lạnh phải tránh sử dụng nước dừa. Bởi đồ uống này có tính mát sẽ làm bệnh thêm nghiêm trọng.
Phụ nữ đau bụng kinh: Trong chu kỳ kinh, cổ tử cung của phụ nữ cần được làm ấm nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu. Trong khi đó, nước dừa có tính hàn, thường sẽ khiến phụ nữ dễ đau bụng hơn.
Bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là thời điểm nhạy cảm, cần duy trì cảm giác ấm áp cho phôi thai phát triển ổn định. Vì vậy nếu dùng uống dừa, tính mát sẽ làm lạnh tử cung, khiến gân cơ mềm yếu từ đó không tốt đối với thai nhi. Ngoài ra, nước dừa lại chứa hàm lượng chất béo cao sẽ gây chứng khó tiêu, đầy bụng.
Người đang là vận động viên: Nước dừa chỉ chứa 1/10 lượng natri so với các thức uống thể thao thông thường. Nó cung cấp hàm lượng carbohydrate thấp, vì vậy, sử dụng nước dừa sẽ không giúp tăng cường năng lượng trong quá trình tập luyện mà còn làm cho gân cơ rã rời.
Người phải thực hiện phẫu thuật: Nước dừa sẽ kiểm soát mức huyết áp và lượng đường ở trong và sau quá trình phẫu thuật.
Người có thể tạng thuộc âm: Những người thường xuyên bị lạnh tay chân, thịt ở bắp chân mềm nhão, ít khát nước, thường xuyên bị tiêu chảy… Nước dừa cũng thuộc tính lạnh, khiến tình trạng càng thêm nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh tiểu đường: Nước dừa có vị ngọt nhẹ nhưng 1 ly nước dừa chứa đến 11g đường. do vậy, những người bị bệnh tiểu đường nên cân nhắc hạn chế.
Người bị bệnh thận: Loại nước này có nhiều chất kali. Thông thường, chất này sẽ được bài tiết thông qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, khi nồng độ kali tích tụ quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá tải. Nó phải chịu áp lực lớn dẫn đến nguy cơ suy thận.
Người bị xơ nang: Đây là loại bệnh di truyền làm phổi, hệ tiêu hóa cùng nhiều cơ quan khác bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh xơ nang sẽ làm giảm nồng độ muối nên người bị bệnh này cần bổ sung lượng muối (natri). Trong khi đó, nước dừa không chứa nhiều natri mà lại có quá nhiều kali - thành phần có khả năng làm lượng muối bị giảm nhiều hơn.