Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới
Sắp diễn ra diễn đàn trực tuyến “Nam giới, Nam tính và Bình đẳng giới tại Việt Nam” Ngày Quốc tế Đàn ông: Tặng gì cho ý nghĩa? |
Báo động tình trạng “thừa nam thiếu nữ”
Thời gian qua, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam đã trở thành vấn đề đáng lo ngại. Từ năm 2006 đến nay, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 109,8 bé trai/100 bé gái. Trong đó, 3 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này đã lên đến 120 như Hưng Yên (119,5), Hải Dương (118,3), Quảng Ninh (124,4).
Dự báo, với đà tăng này, đến năm 2034 Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới và năm 2059 thừa 2,5 triệu nam giới nếu không có các biện pháp cân bằng giới tính.
![]() |
Bà Hoàng Thị Thơm, Phó Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) đưa ra cảnh báo đỏ về tình trạng mất cân bằng giới tính tại Việt Nam. Ảnh Minh Trí |
Đây là thông tin được đưa ra tại chương trình tập huấn về cách thức truyền thông về lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới do Cục Dân số (Bộ Y tế) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức ngày 28-29/11 tại Hải Phòng.
Bà Hoàng Thị Thơm, Phó Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, tình trạng này bắt nguồn từ định kiến “trọng nam khinh nữ” ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam bao đời nay. Nhiều gia đình, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vẫn coi việc sinh con trai là yếu tố quan trọng để “nối dõi tông đường”. Do sự mong mỏi quá lớn, không ít gia đình đã lạm dụng tiến bộ khoa học để lựa chọn giới tính trước khi sinh.
Chuyên gia về Giới và Nhân quyền Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) Hà Thị Quỳnh Anh cho biết, mất cân bằng giới tính khi sinh không chỉ tác động đến cá nhân và gia đình, còn để lại những hậu quả sâu sắc cho xã hội. Nếu tình trạng này tiếp tục, sự “thừa nam thiếu nữ” sẽ làm gia tăng áp lực hôn nhân, nạn buôn bán phụ nữ, mại dâm và bạo lực tình dục. Đồng thời, nó làm suy giảm vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội, đẩy họ vào tình thế dễ bị tổn thương hơn.
Đáng lo ngại hơn, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh còn làm biến đổi cấu trúc nhân khẩu học, tạo thách thức lớn trong việc đảm bảo lực lượng lao động, phát triển hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe.
Cần có giải pháp quyết liệt
Để giải quyết tình trạng mất cân bằng tỷ suất giới tính khi sinh, Việt Nam đã tăng cường hoàn thiện và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến bình đẳng giới, được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội ban hành; Pháp lệnh Dân số 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định số 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số; Nghị định 114/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em; Chiến lược Dân số qua các giai đoạn và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới đều quy định nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính khi sinh…
![]() |
Bác sĩ Mai Trung Sơn, chuyên viên cao cấp Cục Dân số chia sẻ về giải pháp tại buổi tập huấn. Ảnh Minh Trí |
Đưa ra kiến nghị giúp giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính, bác sĩ Mai Trung Sơn, chuyên viên cao cấp Cục Dân số chia sẻ, Việt Nam cần tập trung vào 2 nhóm giải pháp chính về truyền thông và siết chặt các điều luật.
Cụ thể, đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, ngăn chặn vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi, thúc đẩy giá trị của trẻ em gái và bình đẳng giới; thực hiện các điều luật nghiêm cấm sử dụng công nghệ trong xác định giới tính thai nhi và đình chỉ thai nghén.
Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội cải thiện vấn đề bình đẳng giới, ban hành các hệ thống an sinh xã hội chú trọng đến đối tượng là phụ nữ và trẻ em.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?

Thu hồi trên toàn quốc lô mỹ phẩm không đạt chuẩn liên quan Công ty Kỳ Phong
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh
