Vì sao mặt bằng cho thuê ế ẩm nhưng không giảm giá?
Duyệt dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư đường Vành đai 4 qua thành phố Hà Nội Nhanh chóng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng hạ tầng Khu công nghiệp Quảng Trị |
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, số lượng mặt bằng trống đang treo bảng cho thuê dọc các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, Điện Biên Phủ (quận 3) hay các tuyến Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng (quận 1, TP. Hồ Chí Minh)… ngày càng tăng.
Liên hệ theo những số điện thoại trên các bảng hiệu quảng cáo, hầu như chúng tôi không gặp được chính chủ mà đa phần là người môi giới. Đối với nhiều mặt bằng, cả môi giới và chủ nhà đều cho biết đã giảm giá mặt bằng khoảng 20%-30% so với trước đây nhưng vẫn chưa có khách thuê. "Có khách đề nghị giảm đến 40%-50%, lại yêu cầu đặt cọc ít, ký thuê dài hạn. Khi chúng tôi đưa ra điều kiện nếu trả nhà trước hạn hợp đồng sẽ phải đền tiền gấp 3 lần thì họ lại tỏ ra ngần ngại" - một môi giới cho hay.
![]() |
Nhiều mặt bằng trống đang treo bảng cho thuê tại TP HCM |
Anh Quang Vinh có căn nhà mặt tiền 1 trệt 2 lầu với diện tích 80 m2 ở đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP. Hồ Chí Minh) cho biết trước đây, mặt bằng này rất đắt khách. Môi giới thường "canh" hết hợp đồng là đưa khách đặt sẵn vào ngay. Thế nhưng, khoảng 5-6 tháng nay, dù giá đã giảm từ mức 75 triệu đồng/tháng còn 55 triệu đồng/tháng mà vẫn không có khách thuê. Hầu hết khách trả giá chỉ 35-40 triệu đồng.
Hiện nay, mặt bằng ở quận 1, quận 3 không còn thời "hở" ra là có người hỏi thuê nữa. Do tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng sẽ ưu tiên chọn căn ở vị trí thuận lợi, giá tốt nhất nên nếu chủ mặt bằng không chịu hạ giá thì ế lại càng ế.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP VNO, cho rằng tình trạng mặt bằng cho thuê ngày càng ế là do chủ nhà và khách thuê chưa tìm được tiếng nói chung. Chủ nhà cần xác định giai đoạn này rất khác thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
"Mặt hàng xa xỉ bây giờ không còn hút khách, chỉ kinh doanh mặt hàng thiết yếu hay đồ ăn uống mới cần chỗ ngồi. Người thuê có tâm lý e ngại phải bỏ ra số tiền "chết" ban đầu để đặt cọc thuê nhà trong khi chủ mặt bằng yêu cầu cao" - ông Hải chỉ ra và góp ý chủ mặt bằng nên giảm giá 30%-40% và chỉ lấy tiền cọc 1 tháng thay vì 3 tháng.
Tin mới cập nhật

Giá leo thang, đất nền ven Hà Nội rơi vào trầm lắng

Lý do bất động sản thấp tầng Hà Nội đang dần phục hồi

Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Nguồn cung hồi phục, thị trường căn hộ chuẩn bị bùng nổ

Bất động sản xanh: Cơ hội đầu tư của tương lai

Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Phân khúc bất động sản nào dẫn dắt thị trường Quý I/2025

Vì sao bất động sản khu công nghiệp vẫn ‘nóng’?

Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?
Tin khác

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra việc thổi giá đất nếu có dấu hiệu hình sự

Sáp nhập tỉnh: Đầu tư đất thế nào khi giá tăng mạnh?

Yếu tố nào đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua?

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Sân khấu nổi độc nhất Hà Nội dần thành hình

Người trẻ gặp khó trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
