Giá leo thang, đất nền ven Hà Nội rơi vào trầm lắng
Theo báo cáo của OneHousing, quý I/2025 Hà Nội ghi nhận khoảng 4.000 giao dịch đất thổ cư, giảm 59% so với quý trước và giảm 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng giao dịch sụt giảm tại hầu hết khu vực trọng điểm, trong đó khu Tây, khu Đông và các quận nội thành chỉ đạt khoảng 1.200 giao dịch mỗi khu vực.
Khu vực phía Tây Hà Nội nơi từng là điểm nóng của thị trường ghi nhận mức giảm sâu. Hà Đông dẫn đầu với mức sụt giảm khoảng 71%, tiếp theo là Nam Từ Liêm (60%), Cầu Giấy (58%) và Bắc Từ Liêm (55%). Đây là những khu vực từng ghi nhận mức tăng giá mạnh mẽ trong suốt năm 2024, khiến giao dịch đầu năm nay chững lại rõ rệt.
Khu vựa phía Đông cũng không ngoại lệ, với Long Biên giảm 54% và Gia Lâm giảm 65%. Quận Hoàng Mai thuộc khu Nam chỉ ghi nhận khoảng 350 giao dịch, giảm tới 60% so với quý trước. Trong khi đó, các quận nội thành có mức giảm thấp hơn mặt bằng chung, khoảng 40%.
![]() |
Trong năm 2024, giá đất ở một số quận vùng ven Hà Nội đã tăng 17-33%. (Ảnh minh họa: batdongsan) |
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), vừa qua, giá rao bán đất nền tại nhiều huyện vùng ven Hà Nội đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ, nhưng giao dịch thực tế chỉ diễn ra ở phân khúc dưới 2 tỷ đồng – những sản phẩm có tiềm năng tạo dòng tiền.
Theo các chuyên gia, mặt bằng giá cao là nguyên nhân chính khiến người mua do dự. Trong năm 2024, giá đất ở một số quận vùng ven Hà Nội đã tăng 17-33%.
Chênh lệch lớn giữa nhu cầu thực và nguồn cung đẩy dòng tiền dịch chuyển ra khỏi Hà Nội. Dữ liệu từ OneHousing cho thấy từ sau Tết Nguyên đán, nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm cơ hội tại các tỉnh có giá đất thấp và nhiều dư địa tăng trưởng.
Tháng 3/2025, lượt tìm kiếm đất nền tăng mạnh tại các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh - nơi có thông tin sáp nhập hoặc quy hoạch đô thị mới.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tại các địa phương trên cả nước, chỉ sau vài tuần kể từ khi có thông tin đề xuất sáp nhập tỉnh, thành, giá đất tại một số địa phương đã bị đẩy lên cao, có nơi lên tới 20%. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận, lượng giao dịch chỉ tăng trưởng tại các tỉnh, thành được dự đoán là trung tâm sáp nhập, có mặt bằng giá bất động sản chưa quá cao.
Đại diện của Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam, cho rằng nhà đầu tư phía Bắc đang ưu tiên đất nền ở vùng ven xa trung tâm hoặc các tỉnh có giá “mềm”. Họ sẵn sàng đánh bắt xa bờ, nên lượng cầu dàn trải khắp các tỉnh thành.
Dữ liệu từ Batdongsan.com.vn cũng ghi nhận lượng tìm kiếm đất nền tăng mạnh tại nhiều tỉnh phía Bắc. Cụ thể, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình có lượt quan tâm tăng hơn 100% so với đầu năm. Trong khi đó, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên tăng hơn 64%.
Giới chuyên gia nhận định giá đất tại Hà Nội sẽ khó giảm sâu trong thời gian tới do khu vực trung tâm ít áp lực bán, nhưng biên độ tăng sẽ chậm lại. Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS, cho rằng dòng tiền đầu tư sẽ tiếp tục dịch chuyển về các khu đô thị vùng ven nơi còn nhiều dư địa phát triển và khả năng sinh lời dài hạn. |
Tin khác

Lý do bất động sản thấp tầng Hà Nội đang dần phục hồi

Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Nguồn cung hồi phục, thị trường căn hộ chuẩn bị bùng nổ

Bất động sản xanh: Cơ hội đầu tư của tương lai

Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Vì sao bất động sản khu công nghiệp vẫn ‘nóng’?

Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
