Vì sao bất động sản khu công nghiệp vẫn ‘nóng’?

Khi bất động sản nhà ở trầm lắng, thì đất khu công nghiệp lại “rực cháy”. Câu chuyện phía sau là cả chiến lược, không phải may rủi.
Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh? Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

Bất chấp thị trường bất động sản dân cư và thương mại đang trải qua giai đoạn “thanh lọc” khốc liệt, bất động sản khu công nghiệp vẫn là “điểm sáng” giữ lửa cho toàn ngành.

Không ồn ào, không tạo sóng giá ảo, nhưng những chuyển động âm thầm của dòng vốn FDI, các tập đoàn sản xuất đa quốc gia, cùng làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang khiến đất khu công nghiệp trở thành tài sản chiến lược.

Giữ lửa cho toàn ngành

Trong bức tranh toàn cảnh bất động sản năm 2025, sự trái ngược là điều dễ thấy. Các phân khúc như căn hộ cao cấp, biệt thự, đất nền vùng ven đều rơi vào trạng thái “ngóng vốn - vắng giao dịch”. Trong khi đó, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng... vẫn duy trì ở mức trên 80%.

Khu công nghiệp Hải Dương phấn đấu năm nay thu hút vốn FDI từ 1 tỷ USD
Đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp không phải “ăn may”, mà là bài toán chiến lược giữa hạ tầng, chính sách và làn sóng dịch chuyển toàn cầu. Ảnh: Báo Hải Dương

Riêng một số khu như VSIP (khu công nghiệp Việt Nam-Singapore), khu công nghiệp DEEP C tại tỉnh Quảng Ninh, khu công nghiệp Amata tại tỉnh Đồng Nai hay khu công nghiệp Nam Tân Uyên thậm chí gần như đã kín chỗ từ năm 2024. Điều gì đang giữ cho nhiệt độ bất động sản khu công nghiệp luôn ở mức cao như vậy?

Thứ nhất, đó là “làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu” đang chuyển từ xu thế sang thực tế. Khi căng thẳng địa chính trị và các biện pháp kiểm soát thương mại của các nền kinh tế lớn vẫn chưa hạ nhiệt, các tập đoàn đa quốc gia buộc phải phân tán sản xuất để giảm rủi ro và tăng tính linh hoạt.

Việt Nam nổi lên như một điểm đến không thể bỏ qua. Sự ổn định về chính trị, chi phí lao động cạnh tranh, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP...) và tốc độ cải thiện hạ tầng đáng kể đã giúp Việt Nam bước vào “tầm ngắm” của những dòng vốn dịch chuyển lớn. Và đất khu công nghiệp chính là điểm đầu tiên họ tìm kiếm khi cân nhắc đầu tư.

Thứ hai, chính phủ và các địa phương đang thay đổi tư duy quy hoạch theo hướng đồng bộ và đón đầu. Các khu công nghiệp thế hệ mới không chỉ đơn thuần là những ô đất cho thuê, mà được quy hoạch như các hệ sinh thái sản xuất hoàn chỉnh, tích hợp hạ tầng kỹ thuật, logistics, nhà ở công nhân, khu dịch vụ và thậm chí cả trung tâm đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, sức hút của bất động sản khu công nghiệp còn đến từ sự trỗi dậy của các ngành công nghiệp mới, đặc biệt là sản xuất chip bán dẫn, công nghệ cao, ô tô điện, năng lượng tái tạo. Khi các “đại bàng” như Samsung, Apple, Lego, Foxconn, LG… liên tục mở rộng nhà máy tại Việt Nam.

Sân chơi” của các ông lớn

Đáng chú ý, giá thuê đất khu công nghiệp tại Việt Nam hiện vẫn thấp hơn từ 20-30% so với Thái Lan và Indonesia, đây là yếu tố khiến nhà đầu tư FDI ngày càng coi Việt Nam là “trung tâm sản xuất mới” của châu Á.

Một yếu tố không thể bỏ qua là sự chuyển mình của nhà đầu tư nội địa. Nếu trước đây, phát triển khu công nghiệp là “sân chơi” của các ông lớn nhà nước hoặc doanh nghiệp có gốc vốn ngoại, thì nay hàng loạt tên tuổi tư nhân đang bước vào cuộc chơi như một xu thế tất yếu.

Từ Kinh Bắc, Viglacera, Nam Long, Becamex đến các tập đoàn mới nổi trong lĩnh vực hạ tầng công nghiệp, tất cả đều đang săn tìm quỹ đất lớn để phát triển các khu công nghiệp quy mô hàng trăm ha. Với sự tham gia của các nhà đầu tư năng động, giàu kinh nghiệm và tư duy thị trường, phân khúc bất động sản công nghiệp hứa hẹn sẽ tiếp tục sôi động hơn nữa trong những năm tới.

Với bệ phóng là làn sóng đầu tư mạnh mẽ, cùng nỗ lực cải cách của Chính phủ, phân khúc bất động sản khu công nghiệp đang chứng minh một điều rõ ràng, đất công nghiệp không chỉ là nơi xây nhà máy, đó còn là tài sản chiến lược của quốc gia trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa mới.

Thanh Bình

Tin mới cập nhật

Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Quý I/2025, thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung và giao dịch giảm mạnh theo quý, nhưng giá bán tiếp tục tăng, dẫn đầu là phân khúc hạng B.
Phân khúc bất động sản nào dẫn dắt thị trường Quý I/2025

Phân khúc bất động sản nào dẫn dắt thị trường Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ PropertyGuru Việt Nam, một phân khúc bất động sản tục dẫn dắt thị trường quý I/2025.

Tin khác

Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?

Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?

Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2025 sẽ đón hơn 6.700 căn thấp tầng mới, giá sơ cấp dự kiến tăng 8% do nguồn cung lớn và vị trí dự án ngày càng đắt giá.
Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

Giá chung cư TP. Hồ Chí Minh cán mốc giá chưa từng có, người có nhu cầu thực chới với, nhà đầu tư dè chừng. Đâu là nguyên nhân khiến giá nhà chung cư cao kỷ lục
FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

Ba tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký vào kinh doanh bất động sản đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.
“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia 2025” được kỳ vọng giúp doanh nghiệp và người dân nắm bắt xu hướng thị trường nhà ở, tiếp cận giải pháp tài chính và nhà ở phù hợp.
Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản

Chứng khoán VNDIRECT dự báo, việc sáp nhập tỉnh sẽ khiến thị trường bất động sản có thể xảy ra đầu cơ lướt sóng do tâm lý FOMO nhưng chỉ trong ngắn hạn.
Bắc Giang: Chuyển công an điều tra việc thổi giá đất nếu có dấu hiệu hình sự

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra việc thổi giá đất nếu có dấu hiệu hình sự

UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu chấn chỉnh và triển khai các biện pháp kiểm soát ổn định, tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa phương này.
Sáp nhập tỉnh: Đầu tư đất thế nào khi giá tăng mạnh?

Sáp nhập tỉnh: Đầu tư đất thế nào khi giá tăng mạnh?

Thông tin sáp nhập tỉnh đang khiến thị trường bất động sản nóng lên. Đây là cơ hội đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nếu không có chiến lược đúng đắn.
Yếu tố nào đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua?

Yếu tố nào đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua?

Các yếu tố đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua là nguồn cung mới chủ yếu là các dự án cao cấp, nguồn cung phân khúc tầm trung hạn chế, đẩy giá phân khúc tăng.
Xu hướng đầu tư bất động sản nào

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Thông tin về việc sáp nhập tỉnh đã tạo ra biến động đáng chú ý trên thị trường bất động sản. Vậy, phân khúc nào đang dẫn dắt thị trường?
Sân khấu nổi độc nhất Hà Nội dần thành hình

Sân khấu nổi độc nhất Hà Nội dần thành hình

Hiện nay, dự án cải tạo hồ Đống Đa (quận Đống Đa - Hà Nội) với nhiều hạng mục như sân khấu nổi trên mặt nước đang dần hoàn thiện sau thời gian thi công thần tốc

Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang nghiên cứu phương án phân chia cán bộ làm việc ở hai nơi (Quảng Ngãi và Kon Tum hiện tại) sau sáp nhập tỉnh.
Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn Sun Group vừa động thổ dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên, thuộc Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên.
Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thời trang là nhóm giữ vị thế áp đảo trên sàn thương mại điện tử bán được 100.762 sản phẩm (62,6% doanh số) và thu về 10,97 tỉ đồng (80,03% doanh thu).
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Theo nhận định của chứng khoán VnDirect, thị trường chứng khoán tuần sau nghỉ lễ 30/4-1/5 sẽ phục hồi ngoạn mục, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnh và đang ở vùng kháng cự.
Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể tiếp tục mạnh dạn mở thêm vị thế mua mới cũng như gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu.
Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Gần đến dịp 30/4, nhiều quán cà phê tại Hà Nội bất ngờ đổi diện mạo, tạo nên một làn sóng "cà phê yêu nước" độc đáo chưa từng có.
Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên căn mua tại ngưỡng hỗ trợ quanh mốc 1.180 điểm với kỳ vọng nhịp hồi phục sẽ quay lại.
Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 – 1/5, các hãng hàng không khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay.
Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Honda Việt Nam (HVN) vào top 10 doanh nghiệp FDI được vinh danh tại giải thưởng Rồng Vàng 2025.
Phiên bản di động