Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp hoạt động an toàn
Ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch Tập đoàn Geleximco, cho rằng, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các địa phương giãn cách xã hội để chống dịch, đồng thời đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, khan hiếm nguyên vật liệu đầu vào đẩy giá vốn tăng cao, hàng hóa tồn kho không bán được, nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động. Đến thời điểm hiện nay, khi người lao động đã được tiêm từ 1-2 mũi vắc xin, một bộ phận doanh nghiệp đã có thể hoạt động trở lại, nếu không nới lỏng các biện pháp chống dịch theo hướng "mở cửa" để thúc đẩy sản xuất, thì doanh nghiệp và người lao động có thể chưa chết vì COVID-19 đã chết vì đói nghèo, bởi đã có rất nhiều đối tượng bị tổn thương, không còn đủ điều kiện tối thiểu để trang trải cuộc sống. Kéo dài tình trạng như hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng sẽ không thể tồn tại, không có ngân sách nào của Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp mãi được.
![]() |
Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động an toàn |
Còn theo nhận định của ông Vũ Tú Thành - Hội đồng Kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN, các mô hình "sản xuất 3 tại chỗ", hay "một cung đường hai điểm đến", tuy hữu ích cho phòng chống dịch trong ngắn hạn, nhưng không bền vững lâu dài xét về chi phí, hậu cần, sức khỏe, an toàn và tinh thần của người lao động, cũng không thích hợp với các doanh nghiệp qui mô lớn, sử dụng nhiều lao động. Thời điểm này, Việt Nam đã có đủ điều kiện để bắt đầu ngay một lộ trình mở cửa nền kinh tế, trong đó khu vực sản xuất phải được tái mở cửa sớm, cho phép hoạt động trong trạng thái "bình thường mới”.
Sau thời gian dài giãn cách xã hội, ngành du lịch đang bị suy thoái nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp du lịch mong muốn được mở cửa hoạt động đón khách trở lại. Tuy nhiên, hiện chưa có một quy chuẩn nào về quy định đón khách an toàn, cũng như tiêu chí an toàn để doanh nghiệp du lịch bám vào đó xây dựng kế hoạch đón khách. Ông Phạm Duy Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Vietfoot Travel, chia sẻ: "Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng “Thẻ Xanh” - tức là áp dụng giấy chứng nhận đã tiêm từ 1-2 mũi vaccine làm giấy tờ hợp lệ để di chuyển từ vùng này sang vùng khác, qua đó kích thích hồi phục nền kinh tế. Các doanh nghiệp du lịch đang rất kỳ vọng “Thẻ Xanh” sẽ được nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam cho mọi người trong lưu thông, đi lại, vận chuyển cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không để thúc đẩy du lịch sôi động trở lại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Một số doanh nghiệp du lịch cho rằng, đến thời điểm này, cũng không nên áp dụng cứng nhắc tiêu chí doanh nghiệp “vùng xanh” mới được đón khách, vì nếu họ ở nơi biệt lập, bảo đảm an toàn thì dù “vùng đỏ” vẫn có thể hoạt động được nếu có một bộ tiêu chí về an toàn dịch bệnh để tuân thủ.
Duy trì sản xuất là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), khẳng định: Nếu chính phủ trao quyền chủ động cho doanh nghiệp phòng chống dịch nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hồi phục kinh tế, các doanh nghiệp sẵn sàng nhận trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Theo bà Đỗ Thị Thùy Hương - đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), không ai hiểu doanh nghiệp bằng chính doanh nghiệp, họ phải biết cách tạo ra vùng an toàn để hoạt động. Vì vậy, không nên xem doanh nghiệp là đối tượng bị kiểm soát trong phòng chống dịch, mà phải xem họ là lực lượng tham gia phòng chống dịch, từ đó cắt giảm các giải pháp quản lý quá cứng nhắc về phòng chống dịch liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đại diện chung cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: Cộng đồng doanh nghiệp đồng tình, nhất trí cao với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ là “phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, phải thích ứng và phải có cách làm phù hợp”. Do vậy, cần thay đổi chiến lược ứng phó với Covid-19, thay vì dồn toàn lực tập trung cho mặt trận phòng chống dịch bệnh, cần tập trung song hành cho cả mặt trận duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế. Cần coi duy trì sản xuất, kinh doanh an toàn, sống chung lâu dài với dịch bệnh là điều kiện "bình thường mới". Trên cơ sở đó, gắn phòng chống dịch bệnh là một phần không tách rời của quy trình sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chi phí phòng chống dịch bệnh cũng phải được coi là một phần của chi phí sản xuất, kinh doanh. Cần trao quyền chủ động và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho doanh nghiệp tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 nhẹ tuỳ theo khả năng, điều kiện, Nhà nước thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định phù hợp.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tin mới cập nhật

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Tin khác

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
