Thủy điện Lai Châu: Vinh quang cho người ở lại
![]() |
Hành trình gian khó
Ngày 20/12/2016, công trình Thủy điện Lai Châu đã chính thức khánh thành trong niềm vui khôn xiết của hàng nghìn cán bộ công nhân viên, người lao động trực tiếp thi công trên công trường và người dân cả nước. Bởi lẽ sau 8 năm chuẩn bị và 6 năm trời ròng rã thi công với bao khó khăn vất vả, thách thức, giữa vùng Tây Bắc đã mọc lên công trình đồ sộ không chỉ góp phần trị thủy sông Đà, cung cấp hàng tỷ kWh điện cho hệ thống điện quốc gia mà còn mở ra cơ hội lớn cho đồng bào dân tộc các tỉnh Lai Châu, Điện Biên phát triển kinh tế - xã hội.
Là người đầu tiên có mặt trên công trường Thủy điện Lai Châu, anh Phạm Hồng Phương - Giám đốc Ban quản lý dự án Thủy điện Sơn La - Lai Châu cho biết, năm 2009, Quốc hội mới thông qua chủ trương đầu tư, tháng 6/2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư và đầu năm 2011 công trình khởi công.
Tuy nhiên, để có được quyết định này, dự án đã phải trải qua quá trình chuẩn bị rất lâu trước đó với hàng ngàn trang tài liệu, hàng trăm buổi thuyết trình, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, được đưa ra mổ xẻ, bàn thảo ở diễn đàn Quốc hội. Rồi quá trình triển khai thi công cũng gặp không ít khó khăn, thách thức tưởng chừng không vượt qua được, nhất là vấn đề tài chính.
“Khi tôi lên đây, vùng đất Nậm Nhùn hầu như chưa có gì, đường xá đi lại vô cùng khó khăn. Đoạn đường từ thị xã Mường Lay vào đến công trường chưa đầy 30 cây số nhưng phải mất gần 4 giờ di chuyển. Thời tiết thì khắc nghiệt, mưa nắng thất thường. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt vô cùng thiếu thốn. Đồ ăn thức uống phải tự cung, tự cấp. Ngủ thì chỉ có mấy chiếc giường tầng xếp san sát, không lối đi với khoảng 30 người”, anh Phương nhớ lại.
Sau khởi công, anh em bắt tay ngay vào việc với mục tiêu phấn đấu đến quý I/2012 sẽ ngăn sông Đà đợt 1. Thế nhưng trời chẳng chiều lòng người, việc thi công gặp nhiều khó khăn vượt dự tính. Địa chất phức tạp, mưa lũ đã khiến cho công trình bị sạt lở nghiêm trọng, bùn đất vùi lấp con kênh dẫn dòng, thấm đê quây, tràn xuống hố móng.... Không những thế, toàn bộ công trình lâm vào cảnh thiếu nguồn tài chính. Một công trình lớn với hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư mà đã có lúc Ban quản lý dự án phải xin cấp vốn từng tháng với vài tỷ đồng để duy trì hoạt động. Thiếu tiền cũng đồng nghĩa máy móc không có xăng dầu để chạy, công nhân không có tiền ăn, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn khiến tinh thần công nhân giảm sút, nhiều lao động chuyển đi nơi khác. Rồi có những hạng mục nếu không thi công xong trước mùa mưa, khi đó lòng hồ Thủy điện Sơn La ngập nước, sẽ phải dừng lại đợi đến năm sau. Nguy cơ chậm tiến độ rất lớn.
Khó khăn, thiếu thốn về vật chất, áp lực công việc đã vậy, những người thi công còn phải thường xuyên xa gia đình, xa vợ con nhiều tháng trời. Công việc lớn nhỏ, vợ con, bố mẹ ốm đau đều phó mặc cho người vợ ở nhà.
Nhưng vượt qua tất cả, bằng sự quyết tâm, trách nhiệm và niềm tự hào, những người lính thủy điện chưa một lần lỗi hẹn tiến độ. Công trình đã hoàn thành phát điện tổ máy 1 vào tháng 12/2015, phát điện tổ máy 2, 3 và khánh thành toàn bộ nhà máy vào năm 2016, vượt tiến độ trước 1 năm, làm lợi khoảng 7.000 tỷ đồng cho đất nước.
Trang mới cho vùng Tây Bắc
Theo anh Phương, từ chỗ “chưa có gì”, đến nay Nậm Nhùn đã thay đổi từng ngày. Hàng trăm công trình hạ tầng như đường xá, trường học, trạm xá, chợ, bến xe, công sở, nhà cửa mọc lên như nấm. Hoạt động giao lưu, buôn bán, đi lại của người dân vô cùng phát triển, sầm uất.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nậm Nhùn cho biết, bên cạnh thành công của Thủy điện Lai Châu, chúng tôi cũng đã hoàn thành công tác di dân tái định cư trên địa bàn 3 xã và 8 điểm với trên 800 hộ, hơn 3.000 nhân khẩu. Tại nơi ở mới, cuộc sống vật chất, tinh thần của đồng bào đã ổn định. Thu nhập của bà con từ chỗ chỉ vài triệu đồng/năm đến nay có nơi đã đạt 14 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, nuôi trồng phát triển kinh tế, du lịch lòng hồ, xây dựng nông thôn mới.
Tại Nhà máy Thủy điện Lai Châu, những cán bộ quản lý vận hành đều có tuổi đời rất trẻ, đang miệt mài sản xuất cung ứng cho hệ thống điện quốc gia đảm bảo an toàn, hiệu quả. Ông Hoàng Trọng Nam, Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La cho biết, kể từ khi vận hành tổ máy số 1 vào cuối năm 2015 đến nay, nhà máy đã sản xuất trên 4 tỷ kWh.
Công trình Thủy điện Lai Châu giờ đã hiện hữu giữa đại ngàn Tây Bắc. Dòng sông Đà hung dữ ngày nào đã trở nên yên bình. Những người lính công trường đã rút đi trong niềm vui trọn vẹn, tiếp tục cuộc hành trình phía trước của đời mình, để lại những trang vàng truyền thống vinh quang cho những người lính của Công ty Thủy điện Sơn La viết tiếp và thắp sáng niềm tin của nhân dân về ngành điện. Lịch sử có thể chẳng ghi tên họ nhưng trong những dấu ấn phát triển của đất nước thời kỳ hội nhập, người lính thủy điện có quyền tự hào, ngẩng cao đầu vì những đóng góp của mình.
Và cùng với các công trình thủy điện trên dòng sông Đà, Thủy điện Lai Châu sẽ góp phần gánh vác trọng trách không chỉ sản xuất điện, phục vụ chống lũ về mùa mưa, cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu, Điện Biên và vùng Tây Bắc.
Tạm biệt Thủy điện Lai Châu khi những cánh hoa đào, hoa mận đã nở trắng vùng Tây Bắc. Một mùa xuân mới đang về trên mọi miền Tổ quốc. Sẽ có cả bùi ngùi khi Tết này có gia đình vắng người thân. Có những con người thầm lặng trong giờ khắc thiêng liêng giao hòa của đất trời vẫn cần mẫn giữ cho dòng điện sáng. Chúng tôi xin dùng ngòi bút của mình để tỏ lòng tri ân và biết ơn sự hy sinh của các anh. |
Tin mới cập nhật

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Tin khác

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
