Thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI

2 tháng đầu năm nay, 3 tỉnh, TP. Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Phòng lọt vào “Tốp 5” địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
7 tháng qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng gần 47% Đánh giá toàn diện bức tranh đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

Phát huy lợi thế về hệ thống kết cấu hạ tầng, cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và chiến lược tập trung thu hút đầu tư nước ngoài chọn lọc, các dự án FDI mới ở ba địa phương nêu trên đều sử dụng công nghệ hiện đại, ít ảnh hưởng đến môi trường, trong đó nhiều tổ hợp sản xuất lớn có vai trò động lực, thu hút các dự án hỗ trợ khác, tạo thành chuỗi cung ứng, hình thành cụm liên kết ngành quy mô lớn.

Công nhân lắp ráp linh kiện tại Công ty TNHH Việt Nam Tabuchi Electric (Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
Công nhân lắp ráp linh kiện tại Công ty TNHH Việt Nam Tabuchi Electric (Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).

Tín hiệu vui

Với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 791,9 triệu USD trong hai tháng đầu năm nay, tỉnh Bắc Giang vượt lên dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI, chiếm tới gần một nửa tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước và tăng gấp 10,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ 2 dự án FDI “Nhà máy công nghệ chính xác Fulian” (sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị truyền thông) quy mô gần 50ha tại khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên của nhà đầu tư Singapore và “Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời”, công suất 3.500 MW/năm của nhà đầu tư Trung Quốc tại khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Hiệp Hòa, tổng vốn đăng ký đã đạt khoảng 761 triệu USD.

Tỉnh Bắc Ninh cũng đứng vị trí thứ hai cả nước với lượng vốn FDI đăng ký cấp mới 131,56 triệu USD của 29 dự án; đồng thời điều chỉnh tăng vốn gần 78 triệu USD cho 22 dự án. Tính đến ngày 20/2, Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư cho gần 1.850 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh hơn 23,56 tỷ USD.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Hương Giang cho biết, hiện nay, 70% số dự án FDI ở Bắc Ninh tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đầu tư hơn 20 tỷ USD, chiếm khoảng 85% tổng vốn FDI của tỉnh. Các doanh nghiệp FDI đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách địa phương: năm 2022, nộp ngân sách 10.662 tỷ đồng, chiếm 34,4% tổng thu ngân sách toàn tỉnh, tạo việc làm cho 316.872 lao động.

Còn tại thành phố Hải Phòng, trong hai tháng đầu năm, cũng thu hút gần 70 triệu USD vốn FDI, với 3 dự án cấp mới và 3 dự án điều chỉnh. Tuy tổng vốn đầu tư chỉ bằng gần 40% so với cùng kỳ năm trước, nhưng cũng góp phần nâng tổng vốn FDI trên địa bàn thành phố Cảng lên 24,5 tỷ USD; trong đó, 93% vốn đầu tư nằm trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Với chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài một cách chọn lọc, các dự án FDI mới đầu tư tại ba địa phương nêu trên trong thời gian qua đều sử dụng công nghệ hiện đại, ít ảnh hưởng đến môi trường hoặc các dự án dịch vụ, đầu tư hạ tầng, góp phần đắc lực giúp các địa phương tăng thu ngân sách, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Với chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài một cách chọn lọc, các dự án FDI mới đầu tư tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Phòng trong thời gian qua đều sử dụng công nghệ hiện đại, ít ảnh hưởng đến môi trường hoặc các dự án dịch vụ, đầu tư hạ tầng, góp phần đắc lực giúp các địa phương tăng thu ngân sách, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, Lê Trung Kiên chia sẻ, các dự án FDI tại khu kinh tế, khu công nghiệp ở Hải Phòng có tổng vốn đầu tư gần 21 tỷ USD, thì hơn một nửa đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất điện tử, điện thoại, máy tính...; 22,3% đầu tư cho công nghiệp chế tạo ô-tô, xe máy, máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng; gần 10% đầu tư cho lĩnh vực logistics, kinh doanh hạ tầng,...

Tổng Giám đốc Công ty Pegatron Việt Nam Chen Hshin Cheng cho biết, sau khi đi khảo sát nhiều nơi, doanh nghiệp đã quyết định chọn Khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng để xây dựng nhà máy thứ 14 trên toàn cầu của tập đoàn sản xuất thiết bị máy tính, điện tử dân dụng, thiết bị liên lạc, linh kiện xe điện,... Đây cũng là nhà máy lớn thứ hai của doanh nghiệp tại châu Á đã đi vào hoạt động với mục tiêu tạo 13.000 việc làm trong năm 2023 và 30.000 lao động có chất lượng cao trong những năm tới.

Nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới như LG, Pegatron, USI, Bridgestone,... sau khi đầu tư tại Hải Phòng đã thu hút thêm các dự án vệ tinh nằm trong chuỗi cung ứng để hình thành các cụm liên kết ngành quy mô lớn. Đơn cử, như tổ hợp sản xuất của LG tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, các tổ hợp sản xuất tại USI và Pegatron tại Khu công nghiệp DEEP C I và II, đã trở thành các dự án “lõi”, tiếp tục “hút” các dự án hỗ trợ khác, tạo thành chuỗi cung ứng, hình thành cụm liên kết ngành quy mô lớn trong sản xuất,...

Cải thiện môi trường đầu tư

Theo đánh giá, nhận định chung của lãnh đạo ba địa phương nêu trên, đạt được kết quả tích cực là do các tỉnh, thành phố đã biết phát huy lợi thế vị trí địa lý, hiệu quả đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Tiến sĩ Nguyễn Phương Bắc, Viện trưởng Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh phân tích, tỉnh có vị trí rất thuận lợi khi nằm trong Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Các khu công nghiệp ở Bắc Ninh có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; đặc biệt tỉnh đã đầu tư hệ thống thông tin băng thông rộng, thí điểm phủ sóng 5G tại Khu công nghiệp Yên Phong.

Trên địa bàn đã hình thành thị trường lao động chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, đào tạo nghề theo hướng gắn với công việc tại doanh nghiệp; đội ngũ quản lý cấp trung ở doanh nghiệp ngày càng tăng, có thể thay thế người nước ngoài. Cùng với lợi thế địa kinh tế, Bắc Ninh luôn nỗ lực tạo sức hút các nhà đầu tư như xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động, lãnh đạo địa phương thường xuyên đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sát cánh cùng nhà đầu tư, rút ngắn thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư với thời gian ngắn nhất,...

Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, Lê Trung Kiên cho hay, trong 5-6 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông kết nối của Hải Phòng đã thay đổi hoàn toàn nhờ đầu tư tập trung, đưa vào sử dụng các dự án trọng điểm như đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, cầu vượt biển Tân Vũ-Lạch Huyện, hai bến đầu tiên của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cầu Bạch Đằng,... cùng các tuyến đường và cầu kết nối với Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình được xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng.

Theo đánh giá, nhận định chung của lãnh đạo Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Phòng, đạt được kết quả tích cực là do các tỉnh, thành phố đã biết phát huy lợi thế vị trí địa lý, hiệu quả đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Cùng với đó, Hải Phòng có Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải-Khu Kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực của Vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước, diện tích 22.540ha cùng những cơ chế và chính sách ưu đãi vượt trội, trở thành điểm nhấn ấn tượng trong mắt các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Theo Chương trình hành động 76 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ xây dựng thêm 15 khu công nghiệp mới, tổng diện tích hơn 6.200ha để thu hút đầu tư.

Thành phố định hướng phát triển các khu công nghiệp sinh thái tại DEEP C và Nam Cầu Kiền; sử dụng năng lượng tái tạo trong các khu công nghiệp,... Cùng với đó, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các bến tiếp theo của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, các khu logistics và hậu cần dịch vụ sau cảng; các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa, phục vụ đời sống tinh thần người lao động, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

Không có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng như Hải Phòng và Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang lại có những giải pháp, cách làm khác biệt để mời gọi nhà đầu tư. Nền móng vững chắc đầu tiên Bắc Giang xây dựng là tập trung đẩy nhanh quá trình lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trở thành một trong những địa phương đầu tiên của cả nước hoàn thành Quy hoạch quan trọng này.

Theo đó, đến năm 2030, tỉnh sẽ có 29 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 7.000ha, hướng đến trở thành trung tâm phát triển công nghiệp hàng đầu khu vực miền bắc.

Với mục tiêu năm 2023 thu hút khoảng 1,3 tỷ USD vốn FDI, Bắc Giang đang nỗ lực xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đầu tư hệ thống giao thông kết nối các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, đẩy mạnh tốc độ xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội, khu du lịch vui chơi giải trí, xen kẽ các vùng nông nghiệp xanh để tiếp tục khơi dòng vốn FDI. Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi số, giải quyết thủ tục hành chính online, tăng tốc giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, tạo quỹ đất sạch đón nhà đầu tư.

Xét tổng thể, cả ba địa phương Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Phòng, những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, nhiều năm liền thuộc nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế, có công nghiệp hiện đại.

Đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, chính là lực lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn.

Với kết quả thu hút vốn đầu tư FDI vượt trội trong hai tháng đầu năm, các nhà đầu tư đã phác thảo những nét vẽ khởi đầu tươi sáng, tốt đẹp cho bức tranh kinh tế-xã hội của địa phương trong năm nay.

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khu vực doanh nghiệp được xem là trụ cột giữ mạch tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Phiên bản di động