Đánh giá toàn diện bức tranh đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

Mặc dù nền kinh tế thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu và kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ.

Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2021 do Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) thực hiện đã đánh giá toàn diện bức tranh thu hút, sử dụng vốn FDI cùng phân tích môi trường đầu tư gắn với công cuộc cải cách nền hành chính.

Môi trường đầu tư được cải thiện

Theo GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch VAFIE, kể từ khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (29/12/1987), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Trong năm 2021, vốn đăng ký FDI đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2%, vốn thực hiện đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020. Việt Nam là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong khu vực và là một trong số nước ASEAN vẫn duy trì được tăng trưởng dòng vốn FDI ổn định qua nhiều năm.

Đáng chú ý, đầu tư mới vẫn là loại hình đầu tư chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong 3 năm 2019-2021 (năm 2019 là 44%, năm 2020 là 51,34% và năm 2021 là 48,9%). Vốn đăng ký dự án cấp mới có xu hướng tăng từ 4,3 triệu USD/dự án năm 2019 lên 8,8 triệu USD/dự án năm 2021.

Số lượt điều chỉnh tăng vốn giảm từ 1.381 năm 2019 xuống 1.140 năm 2020 và 985 năm 2021 nhưng vốn điều chỉnh có xu hướng tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng vốn đăng ký của cả 3 năm.

Việt Nam tiếp tục là ‘điểm sáng’ thu hút doanh nghiệp FDI
Việt Nam tiếp tục là "điểm sáng" thu hút doanh nghiệp FDI

Số liệu này chứng tỏ môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện, làm cho nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào sự thành công trong kinh doanh ở nước ta bằng cách điều chỉnh tăng vốn đầu tư để mở rộng kinh doanh và tăng lợi nhuận.

Về nguồn vốn góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại, GS.TSKH Nguyễn Mại thông tin, từ năm 2011 đến nay, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trở thành hình thức quan trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm tỷ trọng cao trong vốn FDI đăng ký và thực hiện.

Bất chấp đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn hoạt động sôi nổi với 362 giao dịch M&A đã được FiinGroup ghi nhận năm 2021, tổng giá trị M&A đạt 12 tỷ USD, tăng 150% so với năm 2020, tương đương với kỷ lục 13,4 tỷ USD năm 2017. Giá trị giao dịch trung bình mỗi thương vụ tăng từ 23 triệu USD năm 2020 lên 39 triệu USD năm 2021.

Theo Chủ tịch VAFIE, phương thức đầu tư nước ngoài không sử dụng vốn chủ sở hữu (NEM) hoặc hình thức đầu tư mới (NFI) dịch chuyển từ chuỗi cung ứng sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang chuỗi cung ứng sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn đang nổi lên với việc một số tập đoàn kinh tế đã chủ động tiếp cận và thực hiện NEM như Vinfast,Vsmart… “Vì vậy, NEM đang có xu hướng gia tăng vì đưa lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp nước tiếp nhận FDI”, GS.TSKH Nguyễn Mại đánh giá.

Cần ban hành quyết định về bộ tiêu chí đánh giá

TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch VAFIEE cho rằng, việc thu hút và sử dụng vốn FDI vẫn còn những tồn tại, bất cập cần khắc phục. Đó là số lượng dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn từ Mỹ và châu Âu chỉ chiếm 5%, công nghệ trung bình chiếm 80% và công nghệ lạc hậu chiếm 15%. Số lượng doanh nghiệp FDI thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tập trung trong ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông… vẫn chưa được chú trọng. Hiệu quả kinh tế của nhiều doanh nghiệp FDI chưa tương xứng với quy mô vốn, năng lực và những ưu đãi được hưởng.

Bên cạnh đó, cơ cấu FDI theo vùng và địa phương còn mất cân đối dẫn tới tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng và địa phương. Doanh nghiệp FDI thiếu liên kết, chưa có tác động lan tỏa tới doanh nghiệp trong nước khi Việt Nam vẫn nằm ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, chủ yếu ở khâu lắp ráp cuối cùng của chuỗi với giá trị gia tăng thấp.

Đặc biệt, thể chế, luật pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài chưa hoàn chỉnh, chồng chéo, thực thi không nghiêm minh nên một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng kẽ hở pháp luật để trục lợi, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” trong những ngành và lĩnh vực hạn chế FDI…

Đánh giá cao việc Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50/NQ-TW, sau đó là chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết này của Chính phủ, GS-TSKH. Nguyễn Mại cho rằng, mục tiêu về số lượng hoàn toàn có thể thực hiện được, trong khi mục tiêu về chất lượng khó thực hiện, nhất là về thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ 4.0, FDI xanh...

Báo cáo thường niên FDI năm 2021 của VAFIE đã đề xuất một loạt giải pháp quan trọng để không chỉ tăng về số lượng mà còn nâng cao chất lượng, hiệu quả dòng vốn FDI, đúng theo Nghị quyết 50/NQ-TW.

Theo đó, có 3 giải pháp trọng tâm được đề xuất, bao gồm hoàn thiện thể chế, luật pháp có liên quan đến FDI; nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng FDI; nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước về FDI. Trong đó, “VAFIE kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Quyết định về Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả khu vực FDI, chỉ đạo các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương thực hiện nghiêm chỉnh trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI”, GS-TSKH. Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Khu vực FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội, 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu từ nguyên liệu thô, khoáng sản sang công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao.
Trang Anh

Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp Việt cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, phát triển nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa.
Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việc Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là kết quả của nhiều năm hợp tác sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.
Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam đạt 124 triệu USD, tăng 206,2%, chiếm 32,8% tổng nhập khẩu từ ASEAN và chiếm 2,2% tổng nhập khẩu với thế giới.
Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều thách thức để có thể đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản khác năm 2025 đạt hơn 18 tỷ USD.
Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 10 quốc gia: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Pháp, Malaysia và New Zealand.
Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Nhằm tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất, Cục Hóa chất – Bộ Công Thương đang tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm.
Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam năm vừa qua.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 33,9%.
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu ước đạt 5 tỷ USD sang thị trường này.
Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều hơn cơ hội thâm nhập vào thị trường New Zealand nếu chú trọng đến sản xuất theo tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững.

Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Các hiệp định thương mại tự do góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, trở thành trợ lực, là đòn bẩy cho quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Công tác xây dựng, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự phối hợp tích cực, hiệu quả của nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài.
Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Dệt may được nhận định còn khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu nếu tận dụng tốt hơn nữa FTA nhưng làm thế nào để khai thác vẫn là câu chuyện đáng bàn.
Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Theo chuyên gia, việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, đột phá và sẽ là ‘làn gió mới’ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Tổng cục Hải quan tăng cường thu thập thông tin về cách thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý trên tuyến chuyển phát nhanh, bưu điện quốc tế…
Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Dù ứng cử viên nào trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47, Việt Nam cũng cần có những kịch bản kinh tế mang tính thích nghi cao với những bất định của tình hình.
Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Việc tham gia vào Hệ sinh thái tận dụng các FTA sẽ là chìa khóa “vàng” để doanh nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, vươn ra thế giới.
Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Để sản phẩm Thương hiệu Quốc gia vươn xa, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tạo chuỗi sản xuất kinh doanh với những sản phẩm mang giá trị thuần Việt.
Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các thành viên tại Việt Nam.
Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Để hướng tới xuất khẩu bền vững, theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển xuất khẩu thô sang gia tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh.

Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnh và đang ở vùng kháng cự.
Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể tiếp tục mạnh dạn mở thêm vị thế mua mới cũng như gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, trong những phiên điều chỉnh có thể giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnh về vùng định giá hấp dẫn.
Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Gần đến dịp 30/4, nhiều quán cà phê tại Hà Nội bất ngờ đổi diện mạo, tạo nên một làn sóng "cà phê yêu nước" độc đáo chưa từng có.
Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên căn mua tại ngưỡng hỗ trợ quanh mốc 1.180 điểm với kỳ vọng nhịp hồi phục sẽ quay lại.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 – 1/5, các hãng hàng không khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay.
Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Honda Việt Nam (HVN) vào top 10 doanh nghiệp FDI được vinh danh tại giải thưởng Rồng Vàng 2025.
Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Dòng tiền phải trả từ trái phiếu ước khoảng 10,7 nghìn tỷ đồng trong tháng 4, 17,9 nghìn tỷ đồng trong tháng 5 và khoảng 49,8 nghìn tỷ đồng trong quý II/2025.
Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 24,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Phiên bản di động