Tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là một trong những công cụ, giải pháp xây dựng thương hiệu và bảo hộ tài sản trí tuệ cho những sản phẩm hàng hóa có đặc tính, chất lượng đặc thù.

Chỉ dẫn địa lý là một trong những công cụ, giải pháp xây dựng thương hiệu và bảo hộ tài sản trí tuệ cho những sản phẩm hàng hóa có đặc tính, chất lượng đặc thù.

Đến nay, Việt Nam đã có gần 100 chỉ dẫn địa lý trong nước nhưng hiệu quả mang lại còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề nhận diện và truyền thông tại thị trường trong nước và quốc tế.

Tem chứng nhận chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)

Tăng thu nhập cho người sản xuất

Theo tiến sỹ, nghiên cứu viên chính Bùi Kim Đồng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp, thuộc Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, các nước phát triển (Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha...) sử dụng chỉ dẫn địa lý làm phương thức để duy trì và phát triển nông thôn.

Nguyên lý của hoạt động này là tạo ra các sản phẩm có chất lượng đặc thù theo vùng miền và phát triển thị trường có giá trị kinh tế cao, khác với các sản phẩm phổ thông cùng loại. Cách làm này đã được một số địa phương của Việt Nam bước đầu áp dụng thành công.

Sau khi có được chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, một số địa phương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy, sản phẩm chỉ dẫn địa lý ít hoặc không bị ảnh hưởng tiêu cực do biến động bất lợi của giá nông sản trong và ngoài nước. Điều này giúp ổn định và tăng thu nhập cho người sản xuất.

Ở Việt Nam, một số địa phương có chỉ dẫn địa lý như Bình Thuận (thanh long), Tân Cương (chè Shan tuyết), Phú Quốc (nước mắm) đều thu hút một bộ phận lao động quan trọng trong vùng, giúp giảm di dân và góp phần đảm bảo cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Cụ thể, làng nghề nước mắm của Phú Quốc thu hút trên 100 doanh nghiệp tham gia và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Thanh long Bình Thuận tạo việc làm cho gần 200 tổ hợp tác và hơn 4.600 hộ nông dân.

Tại xã Tô Múa, nơi trồng giống chè Shan tuyết Mộc Châu trước khi có chỉ dẫn địa lý, trên 4.000 người dân (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) sống bằng cây lúa nương, cây ngô trồng trên đất dốc, năng suất thấp, cây chè chỉ là phụ thêm. Hiện nay, diện tích chè của xã đã tăng từ 144ha lên 486ha, sản lượng chè búp từ 20 tấn tăng lên 780 tấn, thu nhập chè từ 8,3 triệu đồng/ha lên 36,6 triệu đồng, thu nhập bình quân từ 145.000/người/tháng lên 800.000 đồng/người/tháng. Ðời sống của người làm chè được nâng cao, không còn hộ đói và nhiều hộ làm giàu từ cây chè…

Hay khi có chỉ dẫn địa lý (năm 2010) và tăng cường quảng bá, giá hồng không hạt Bắc Kạn đã tăng từ 5.000-7.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg và mang lại thu nhập khá cho đồng bào dân tộc thiểu số 200 triệu đồng/ha.

Theo các chuyên gia Việt Nam, để quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý, nhiều hình thức tổ chức sản xuất đã được thiết lập dựa trên sản phẩm chỉ dẫn địa lý và hoạt động theo mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối...

Hiệp hội vải thiều Thanh Hà xây dựng quy trình kỹ thuật tập thể, tổ chức áp dụng quy chế giám sát chất lượng nội bộ từ sản xuất đến tiêu thụ. Sau khi chỉ dẫn địa lý Thanh Hà được bảo hộ, Hiệp hội đã triển khai nhiều hoạt động mở rộng vùng sản xuất, nâng cao sản lượng vải. Sản phẩm đã được xuất khẩu sang Cộng hòa Liên bang Đức tháng 6/2007 với giá cao hơn từ 30 đến 40% giá vải cùng loại trên thị trường trong nước.

Năm 2007, một số công ty đã thu mua lượng vải thiều gấp 8 lần so với năm 2006, góp phần giải quyết khó khăn đầu ra cho vùng vải truyền thống nổi tiếng này.

Tiến sỹ, nghiên cứu viên chính Bùi Kim Đồng cho rằng hiệu quả của chỉ dẫn địa lý chỉ phát huy khi sản phẩm có chất lượng và tiềm năng thị trường. Vì vậy, cần có các nghiên cứu đánh giá khả thi về sản phẩm trước khi có ý định xây dựng chỉ dẫn địa lý.

Mở rộng đối tượng bảo hộ cho 1 địa danh và cho nhiều sản phẩm chế biến từ sản phẩm thô (chỉ dẫn địa lý Thanh Hà dùng cho quả tươi và mở rộng cho vải quả khô vì khối lượng hàng hóa quả khô lớn hơn và giảm tổn thất sau thu hoạch; hoa hồi Lạng Sơn mở rộng cho dầu hồi; cà phê nhân Buôn Ma Thuột mở rộng cho cà phê bột sử dụng nguyên liệu cà phê nhân....).

Chỉ dẫn địa lý chỉ được phát huy khi có chủ thể sử dụng thực sự là tổ chức của người sản xuất và kinh doanh cùng hành động tập thể để quản lý và tiếp thị sản phẩm chung dưới logo chỉ dẫn địa lý.

Bên cạnh đó, cần thành lập các tổ chức chứng nhận chỉ dẫn địa lý độc lập không gắn với hệ thống hành chính công để kết hợp nguyên tắc quản lý chất lượng độc lập với nội bộ.

Việc thành lập Hội đồng quốc gia về chỉ dẫn địa lý để cùng với các địa phương xác định tiềm năng thị trường và chất lượng của sản phẩm sẽ xây dựng chỉ dẫn địa lý và quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Góp phần khẳng định vị thế cạnh tranh

Việc thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam ở nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần khẳng định vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và toàn xã hội. Thực tế cho thấy không thể có sản phẩm công nghệ cao, mang thương hiệu nếu không tôn trọng và thực thi nghiêm túc các hoạt động sở hữu trí tuệ.

Sản phẩm nho Ninh Thuận được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Theo ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, với các chủ thể nước ngoài khi có nhu cầu, triển vọng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hoặc chuyển giao công nghệ ở một thị trường nhất định thì điều quan tâm đầu tiên của họ là quyền sở hữu trí tuệ.

Các quốc gia có nhiều đơn sáng chế nộp vào Việt Nam trong giai đoạn 10 năm gần đây là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu… Tuy nhiên, lượng đơn sáng chế, giải pháp hữu ích của chủ đơn Việt Nam đang chiếm tỷ lệ chưa cao so với tổng số đơn đăng ký tại Việt Nam.

Một số nguyên nhân của tình trạng này là ở Việt Nam, nhu cầu đối với sáng chế chưa cao; năng lực nghiên cứu còn thấp; khả năng hấp thụ sáng chế của doanh nghiệp còn hạn chế; cơ chế khuyến khích tạo ra sáng chế ở doanh nghiệp, viện, trường chưa thực sự hiệu quả. Vì chưa có ý thức về quyền sở hữu trí tuệ, các nhà sáng chế đã bỏ qua công đoạn đăng ký bảo hộ sáng chế cho công nghệ của mình, dẫn đến khi thương mại hóa đã rơi vào tình cảnh không được hưởng lợi ích từ quyền sở hữu trí tuệ mà lẽ ra họ rất xứng đáng được hưởng.

Ông Phan Ngân Sơn cho biết thêm việc nộp đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ độc quyền đối với sáng chế tại nước ngoài là hướng đi đúng của các doanh nghiệp Việt trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cũng khẳng định sự tự tin của doanh nghiệp Việt khi tham gia vào thị trường khoa học công nghệ lớn nhất thế giới (thị trường Hoa Kỳ).

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một trong những công cụ quyết định sức mạnh cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp.

Đóng thùng xốp bảo quản sản phẩm vải chín sớm. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Sau nhiều năm phát triển chỉ dẫn địa lý, đến nay Việt Nam mới xây dựng được Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia tạo chỉ dấu tiền đề để thực hiện các giải pháp truyền thông cho các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Biểu trưng này hiện chưa được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế, chưa được đưa vào khai thác và quản lý. Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia của Việt Nam là cần thiết.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, việc xây dựng Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia - công cụ để quản lý và quảng bá chỉ dẫn địa lý hoàn toàn phù hợp với mục tiêu mà Việt Nam đã đề ra tại Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030.

Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam sẽ giúp nhà nhập khẩu và người tiêu dùng định vị được sản phẩm mang tính đại diện cho Việt Nam, khiến họ yên tâm về xuất xứ, chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp các tổ chức quản lý kiểm soát được số lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường, giúp các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ dễ dàng phát hiện được các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

Biểu trưng chỉ dẫn địa lý quốc gia Việt Nam sẽ trở thành một dấu hiệu quan trọng để các cơ quan và tổ chức hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, cũng đề xuất song song các chương trình đang thực hiện, năm thứ hai triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu là “số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16-18%/năm."

Vì vậy, một trong những mũi nhọn Cục Sở hữu trí tuệ ưu tiên thực hiện là nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo cho các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Đây là một trong những cái nôi để gia tăng về số lượng đơn và bằng độc quyền sáng chế “Made in Viet Nam."

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng cần phải tăng cường, phát triển tài sản trí tuệ.

Quang Lộc
www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khu vực doanh nghiệp được xem là trụ cột giữ mạch tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.

Đọc nhiều

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội đông đúc người dân đến mua sắm, vui chơi và tận hưởng các chương trình ưu đãi.
Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Sức mua tại các chợ phục vụ du lịch, các cửa hàng đặc sản, quà lưu niệm du lịch tại thành phố Đà Nẵng tăng mạnh trong dịp lễ 30/4 - 1/5.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Phiên bản di động