Phát triển ngành điện trong khuôn khổ sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản
Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin và nhận thức về định hướng chính sách của phía Việt Nam, các hình thức hỗ trợ công nghệ và kiến thức từ phía Nhật Bản và những thách thức trong việc huy động vốn tư nhân nhằm thúc đẩy hợp tác Việt Nam- Nhật Bản cho sự phát triển ngành điện Việt Nam.
Hội thảo với sự tham gia của các Bộ, ban, ngành, doanh nghiệp phía Việt Nam và phía Nhật Bản, cùng với nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4 năm 2003, là sự hợp tác đặc biệt giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản thông qua việc thiết lập một diễn đàn đối thoại chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã khẳng đinh: “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản góp phần tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam đồng thời đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách cho các cơ quan chức năng của Việt Nam".
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc Hội thảo |
“Qua hơn 18 năm, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã thực hiện được 7 giai đoạn, với tổng số 473 tiểu hạng mục trong Kế hoạch hành động. Tại cuộc họp cấp cao đánh giá cuối kỳ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 7 vào ngày 12 tháng 12 năm 2019, hai Bên đã thống nhất tiếp tục triển khai giai đoạn 8 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản. Về phía Việt Nam, Bộ Công Thương luôn đánh giá cao các nỗ lực triển khai hoạt động hợp tác, ghi nhận các thành tựu đã đạt được của hai nước trong khuôn khổ hợp tác này”. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ.
Với dân số gần 100 triệu người, nằm trong khu vực Đông Nam Á đang phát triển năng động, Việt Nam là quốc gia có qui mô nền kinh tế đang tăng nhanh. Việt Nam đã trải qua 30 năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 6 - 7%, kể cả trong thời kỳ suy giảm kinh tế thế giới 2006 - 2010 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Từ năm 2020 đến nay, mặc dù chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, trong khi hầu hết các nền kinh tế trên thế giới rơi vào suy thoái, dưới sự chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của Chính phủ thực hiện mục tiêu vừa chống dịch hiệu quả, vừa nỗ lực phục hồi nền kinh tế, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương ở mức khá. Đặc biệt từ quí 4/2021, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi rõ nét, mức tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,58%. Tính chung cả năm 2021, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 668,5 tỉ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 26,5%.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Việt Nam đang nỗ lực mạnh mẽ để hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Trong bối cảnh đó, dự báo nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu COP26 được tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh) vào tháng 11/2021, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Cam kết này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu chuyển dịch từ nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
Hiện, Bộ Công Thương đang khẩn trương triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050. Quy hoạch điện VIII bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, nhằm đảm đảo mục tiêu cung cấp đủ điện cho đất nước với chi phí hợp lý và đáp ứng các yêu cầu về môi trường; phát triển ngành điện nhanh và bền vững; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới…; góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về phát thải bằng “0” vào năm 2050.
Quy hoạch điện VIII được xây dựng từ năm 2020, đã được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai, được thẩm định kỹ lưỡng, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Các quan điểm phát triển điện lực của Quy hoạch điện VIII có nhiều nét mới, cụ thể như: Bám sát chủ trương, định hướng nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045, bảo đảm cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; Nâng cao tính tự chủ của ngành điện, khai thác tối đa nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp trong nước cho sản xuất điện, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài; Đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, v.v...) với giá thành hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện. Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia.
Quy hoạch VIII cũng ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện đồng phát, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý môi trường; Không xây dựng mới nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030, định hướng đến năm 2050, dừng sử dụng than cho phát điện….; Khai thác tối đa tiềm năng thuỷ điện của đất nước trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước. Đẩy mạnh phát triển các loại hình thủy điện tích năng, thủy điện trên các hồ thủy lợi, hồ chứa nước để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất, tận dụng nguồn thủy năng. Nghiên cứu các loại hình năng lượng tái tạo khác như địa nhiệt, sóng biển, …; Đảm bảo thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu.
“Đối với Việt Nam, những mục tiêu: Đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh; Đảm bảo tiếp cận năng lượng cho người dân và nền kinh tế với chi phí hợp lý; Chuyển đổi hệ thống năng lượng xanh và bền vững, đạt được các cam kết của Việt Nam với quốc tế trong lĩnh vực năng lượng và chống biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là rất thách thức”. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết “Vì vậy chúng tôi hoan nghênh sáng kiến tổ chức. Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam đang định hướng cần tập trung phát triển trong những năm sắp tới”.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Watanabe Shige, Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam chia sẻ: “Mong nuốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam rất mạnh mẽ điều đó được minh chứng trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Nhật Bản năm 2021 đã có nhiều biên bản hợp tác đã được ký kết không chỉ trong lĩnh vực đầu tư mà cả lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực".
![]() |
Ông Watanabe Shige, Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo |
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì nhu cầu điện cũng gia tăng, để duy trì phát triển kinh tế trong thời gian tới. Tuy nhiên để Việt Nam đạt được 2 mục tiêu vừa phải đảm bảo đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và đời sống của người dân vừa phải thực hiện cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 là một tham vọng lớn.
Nhật Bản cũng đang triển khai chuyển đổi năng lượng , thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng, hướng tới xây dwgj các nhà máy điện không phát thải và thí điểm các dự án đồng phát điện, biomas…để phù hợp và như vậy đây là cơ hội để hai bên gia tăng các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này. "Tại hội thảo này chúng tôi sẽ chia sẻ những thế mạnh của Nhật Bản về công nghệ cũng như kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình chuyển đổi năng lượng, thực thi các giải pháp nhằm giảm phát thải trong quá trình phát triển trong đó có năng lượng”, ông Watanabe Shige chia sẻ.
Việt Nam kỳ vọng thông qua những phiên trao đổi, thảo luận tích cực, hiệu quả, thiết thực về những thuận lợi, cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức trong phát triển ngành năng lượng nói chung, ngành điện nói riêng theo định hướng chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Những thông tin, chia sẻ, bài học kinh nghiệm từ phía Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam định hướng chính sách phát triển phù hợp và hiệu quả nhất cho Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng bền vững và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Các nội dung được trình bày tại Hội thảo gồm: Giới thiệu về các hoạt động của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản; Tổng quan về Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia; Phát triển hệ thống điện và Năng lượng tái tạo Việt Nam; Chiến lược năng lượng của Nhật Bản; Các nỗ lực hướng tới trung hòa carbon của Tập đoàn TEPCO; Các biện pháp và triển vọng tương lại trong việc đưa năng lượng tái tạo vào sử dụng tại công ty TEPCO Power Grid: Chiến lược khử carbon của JERA; Đảm bảo nguồn vốn dài hạn cho đầu tư điện tại Việt Nam và phần giới thiếu cộng nhệ tuabin khí hydro của công ty Mitsubishi Heavy Industries.
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand
Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây
