Nhân lực có bằng cấp ở Việt Nam: Hiếm người hội đủ kỹ năng của nhân sự cấp cao
|
Là một nghề mới Việt Nam, nhưng phát triển rất nhanh, loại hình dịch vụ TDNS do nhu cầu từ phía DN hay của người tìm việc, thưa bà?
- Thị trường TDNS chuyên nghiệp ở Việt Nam phát triển khoảng 20 năm nay và hiện có khoảng 500 công ty tư vấn TSND. Lĩnh vực này đang nằm trong top đầu những ngành phát triển tại Việt Nam, do một số tác động như: Nhu cầu tuyển dụng từ phía DN tăng nhanh bởi có nhiều DN mới ra đời; thị trường ngày một quen và hiểu được lợi ích của việc sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp; bản thân các ứng viên/người tìm việc cũng đã dần nhận ra được giá trị của việc sử dụng đơn vị tư vấn để tìm được cơ hội việc làm mơ ước, vì thế họ sử dụng công ty tư vấn tuyển dụng, tham gia trang tuyển dụng trực tuyến nhiều hơn.
Nghề TDNS là nghề mới nên đòi hỏi cần có những kỹ năng đặc biệt gì so với các ngành nghề khác?
- Nghề TDNS nói nôm na là “làm bà mai” để kết nối nhu cầu của một vị trí làm việc mới. Các chuyên viên tư vấn tuyển dụng còn được gọi là chuyên gia "săn đầu người" - headhunter, vai trò của họ là tìm những mảnh ghép còn thiếu để làm nên bức tranh nhân sự hoàn hảo mà nhà tuyển dụng cần. Để làm một “thợ săn” giỏi, các tư vấn viên cần có một số kỹ năng đặc biệt. Khi vào nghề “headhunt”, kỹ năng giao tiếp phải được phát triển thành một nghệ thuật đẳng cấp. Đó là khả năng lắng nghe, thấu cảm để giúp ứng viên và DN khách hàng mở lòng bộc bạch những động lực làm việc (ứng viên) và kỳ vọng về nhân sự gắn liền với chiến lược kinh doanh (DN). Kỹ năng khai thác thông tin cũng quan trọng giúp cho việc tìm đúng người, đúng việc. Kỹ năng xây dựng mạng lưới ứng viên là yếu tố sống còn của nghề. Đặc biệt, thách thức của sự thiếu hụt nguồn cung nhân lực chất lượng cao đã khiến cho kỹ năng này ngày càng trở nên quan trọng hơn. Tư vấn tuyển dụng phải chịu trách nhiệm về doanh thu, do vậy anh ta phải có đầy đủ tố chất của một nhân viên sales. Tính nhanh nhạy, chủ động, khả năng tập trung vào kết quả và sự kiên trì cũng cần phải có. Năng lực ghi nhớ thông tin cũng rất quan trọng, bởi mỗi headhunter đều phải nhớ hàng ngàn ứng viên trên thị trường lao động, ghi nhớ của anh sẽ giúp định hình ngay trong đầu một vài gương mặt ứng viên phù hợp khi nhà tuyển dụng cần.
Việt Nam hiện có nguồn nhân lực được đào tạo cả trong và ngoài nước rất dồi dào. Theo bà, tại sao đây không là “mảnh ghép” thích hợp cho bức tranh nhân sự của các DN cần tìm?
- Nguồn nhân lực có bằng cấp hiện nay ở Việt Nam là không hiếm, nhưng lại hiếm người hội đủ kỹ năng khi đặt vào ghế nhân sự cấp cao. Bằng cấp là một phần, điều mà DN “trải chiếu hoa” mời họ chính là kinh nghiệm quản trị, những kiến thức, kỹ năng mềm có thể đóng góp làm cho DN phát triển hơn. Các du học sinh, việt kiều chưa thể trở thành mảnh ghép lý tưởng cho DN và thường không liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm mà do sự khác biệt về quan điểm quản trị, kỳ vọng của hai bên, môi trường và phương pháp làm việc. Nhiều du học sinh có bằng đỏ và được DN xếp chỗ với nhiều ưu đãi, nhưng môi trường làm việc không tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng. Không ít người về nước làm việc rồi lại đi, đơn giản vì lương bổng (có thể cao) không còn là yếu tố quan trọng nhất, mà chính là môi trường làm việc thiếu điều kiện để họ chứng minh năng lực.
Bà nhận định thế nào về thị trường nhân lực của Việt Nam giai đoạn tới?
Thông qua dịch vụ tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp quản lý của Navigos Search và Trang thông tin việc làm trực tuyến Vietnamworks, 16 năm qua, Tập đoàn Navigos Group đã hỗ trợ hàng triệu người tìm việc có cơ hội nghề nghiệp phù hợp ở hàng trăm ngàn DN. Từ kinh nghiệm này, theo tôi nhu cầu tuyển dụng của tất cả các vị trí trên thị trường lao động Việt Nam đều có sự tăng trưởng khoảng hơn 20%/năm và tiếp tục tăng do hàng ngàn DN mới mỗi năm được thành lập, nhất là lĩnh vực FDI. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trung bình của nguồn cung toàn thị trường luôn thấp hơn khoảng 6 - 8% so với mức tăng trưởng nhu cầu tuyển dụng khiến các DN khó tránh khỏi thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
Thực tế, nhu cầu tuyển dụng hàng năm đều tăng, song hàng ngàn trí thức trẻ tốt nghiệp nhưng khó tìm việc làm, thậm chí đang thất nghiệp là do thiếu những kỹ năng sống, kỹ năng làm việc và yếu ngoại ngữ. Sự thiếu hụt về kỹ năng làm việc, ngoại ngữ của ứng viên Việt Nam trong tương lai gần sẽ được bù đắp bởi nguồn ứng viên du học sinh Việt Nam, Việt kiều, các ứng viên đến từ khu vực ASEAN. Nếu chúng ta không chủ động khắc phục những yếu điểm của mình, bài toán cung - cầu về nhân lực Việt Nam vẫn sẽ thừa nhân lực không đạt chất lượng và “khủng hoảng” thiếu nhân lực chất lượng cao.
Ngoài nỗ lực của chính bản thân các ứng viên trong nước, theo tôi, các trường đại học, trường dạy nghề cần phối hợp với DN, các công ty tuyển dụng để trang bị thêm cho sinh viên những thông tin về thị trường lao động, các yêu cầu tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng làm việc và thái độ làm việc. Khi các em hiểu được những yêu cầu của nhà tuyển dụng và được nhà trường cung cấp, huấn luyện về những kỹ năng làm việc cần thiết thì cơ hội tìm việc làm tốt sẽ dễ dàng, góp phần làm giảm chi phí đào tạo của DN và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong tương lai cũng sẽ được cải thiện.
Xin cảm ơn bà!
Tin mới cập nhật

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Tin khác

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
