Lạc quan với tăng trưởng GDP năm 2023
Kinh tế phục hồi, tăng trưởng GDP năm 2022 ước đạt 8,02% Tăng trưởng kinh tế năm 2023: Đối mặt với nhiều thách thức |
Đâu là động lực cho tăng trưởng GDP năm 2023?
Chia sẻ về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023, ông Lê Trung Hiếu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng, động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 thể hiện rõ ở góc độ sản xuất và sử dụng.
Trong đó, ở góc độ sản xuất, với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trong khó khăn, luôn thể hiện vai trò là "bệ đỡ" của nền kinh tế, đồng thời ngành này cũng đang thực hiện quá trình tái cơ cấu chuyển từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” và cũng đã đạt được những kết quả tích cực nên kết quả tăng trưởng sẽ ổn định khoảng 3% như những năm gần đây.
![]() |
Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ là động lực tăng trưởng năm 2023 |
Ngành công nghiệp: Công nghiệp chế biến chế tạo, đặc biệt là sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu (may mặc, da giày, điện tử, đồ gỗ) dự báo sẽ có suy giảm do cầu tiêu dùng thế giới giảm đặc biệt trong quý I và có thể sang quý II/2023; nhưng việc chuyển hướng sang khai thác hiệu quả thị trường nội địa 100 triệu dân còn nhiều tiềm năng để bù đắp.
“Ngành xây dựng, các dự án cơ sở hạ tầng tập trung thực hiện trong năm 2023 như ngày 1/1/2023 khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025” ông Lê Trung Hiếu nhấn mạnh và cho biết, khu vực dịch vụ: Năm 2023 tiếp tục có sự tăng trưởng khá, nhất là hoạt động thương mại điện tử có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây; khách du lịch trong nước và quốc tế tiếp tục dự báo tăng cao, khi đó những ngành chưa hoàn toàn phục hồi, hoặc phục hồi chậm so với trước đại dịch sẽ tăng trưởng cao như: Dịch vụ lưu trú, ăn uống; vận tải; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; nghệ thuật vui chơi, giải trí...
Ở góc độ sử dụng, về đầu tư: Ông Lê Trung Hiếu cho rằng, năm 2023, là điểm rơi của đầu tư công trung hạn và giải ngân thực hiện gói đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, khi thực hiện đây sẽ là nguồn vốn mồi thúc đẩy đầu tư tư nhân, thúc đẩy sản xuất, kích cầu nền kinh tế.
“Bên cạnh đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo tăng khá khi một số dự án lớn đang hoàn thành thủ tục đầu tư, dự kiến đăng ký và thực hiện trong quý I/2023; các công ty tại Việt Nam tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đây sẽ là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế năm 2023” – ông Lê Trung Hiếu thông tin.
Năm 2023, cầu tiêu dùng sẽ tiếp tục hồi phục sau đại dịch và được hỗ trợ từ nhu cầu du lịch trong nước. Về xuất khẩu: Mặc dù năm 2023 sẽ có khó khăn xuất khẩu đến các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, EU. Tuy nhiên, Việt Nam có thể bù đắp ở các thị trường FTA thế hệ mới; RCEP khi Trung Quốc mở cửa trở lại khi nới lỏng chính sách Zero Covid, khi đó Việt Nam có thể xuất khẩu những mặt hàng tiêu dùng vào thị trường hơn 1 tỷ dân sau thời gian dài cách ly, dự báo có sự tăng trưởng xuất khẩu từ 6-8%. Bên cạnh đó, khi Trung Quốc mở cửa trở lại vào đầu năm 2023 thì lượng lớn khách du lịch từ Trung Quốc sẽ đến Việt Nam, khi đó xuất khẩu dịch vụ sẽ tăng mạnh.
Những động lực trên, cùng với các chính sách tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế của Chính phủ trong năm 2023, ông Lê Trung Hiếu cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% như Quốc hội đã đề ra.
![]() |
Ngân hàng Standard Chartered dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 7,2% vào năm 2023 |
Tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo đạt 7,2%
Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam tại Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu mang tựa đề: “Việt Nam – Tiếp tục mức tăng trưởng cao” được đưa ra mới đây, ngân hàng này cho biết, tiếp nối đà tăng trưởng 8,02% của năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ bứt tốc mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,2% trong năm 2023 và 6,7% trong năm 2024.
“Chúng tôi vẫn tin vào tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong trung hạn. Các chỉ số vĩ mô tuy có chậm lại trong quý IV/2022, song vẫn duy trì mạnh mẽ. Doanh số bán lẻ tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm 2022 cho thấy sự cải thiện của hoạt động trong nước” - ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ.
Theo các chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered, cán cân thương mại được cải thiện, tuy nhiên xuất khẩu có thể sẽ đối mặt với các thách thức toàn cầu, nhập khẩu có nguy cơ giảm. Bên cạnh đó, vốn FDI giải ngân tiếp tục tăng nhưng triển vọng sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu…
Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 có thể đạt mức 6,7%. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng tích cực so với nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Mặc dù có nhiều dự báo lạc quan, song theo Tổng cục Thống kê, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao, bền vững trong năm 2023, Việt Nam vẫn cần theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, diễn biến chính sách tài khóa, tiền tệ của các nước, các khu vực có quy mô nền kinh tế lớn là đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam để có phương án ứng phó kịp thời với các tình huống phát sinh nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế trong năm tới.
Cùng với đó, quyết liệt thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, nhất là dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông, đường ven biển, vành đai 4 TP. Hà Nội, 3 TP. Hồ Chí Minh, các dự án quan trọng, động lực về sân bay, đường sắt, đường thủy... Thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023 để tiếp tục tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng...
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
