"Duy trì mặt bằng lãi suất hiện nay là cố gắng lớn"

“Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức hiện nay đã là một thành công, một cố gắng rất lớn của hệ thống ngân hàng”, TS Nguyễn Hữu Huân cho biết.

Chú thích ảnh

Vốn tín dụng đang được các ngân hàng tích cực đẩy ra thị trường sẽ góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, vì Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn đưa ra tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất năm 2023, nên tại Việt Nam, lãi suất sẽ không thể giảm nhanh được. “Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức hiện nay đã là một thành công, một cố gắng rất lớn của hệ thống ngân hàng”, TS Nguyễn Hữu Huân cho biết.

2022 là năm đặc biệt khi toàn bộ dự báo đánh giá về kinh tế vĩ mô trong nước, quốc tế gần như đảo lộn trong bối cảnh có nhiều cú sốc như: Cuộc chiến Nga - Ukraina, nhiều Ngân hàng Trung ương thay đổi chính sách từ nới lỏng sang thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh chóng; Fed tăng lãi suất 7 lần liên tục lên gần 5%, đánh dấu mức tăng cao nhất trong 40 năm qua; chỉ số USD Index cũng tăng chạm đỉnh 20 năm. Các biến động vĩ mô toàn cầu đã gây ảnh hưởng lớn đến bức tranh chung của kinh tế Việt Nam.

“Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới. Việc giảm lãi suất thời gian tới là nỗ lực lớn để duy trì ổn định mặt bằng lãi suất thị trường… Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt của ngành ngân hàng”, TS Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết.

Theo TS Phạm Chí Quang, trong 8 tháng năm 2022, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh. Trên thế giới, từ đầu năm 2022 đến nay, có tổng cộng 340 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu; áp lực lạm phát trong nước gia tăng. Từ tháng 9/2022, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Fed đã liên tục điều chỉnh nhanh, mạnh lãi suất điều hành và dự báo còn tiếp tục tăng, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

NHNN đã điều chỉnh tăng 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2%/năm và lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng với tổng mức tăng 0,8 - 2%/năm (vào các ngày 23/9 và 25/10/2022), tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày 25/10/2022). NHNN chỉ đạo các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.

Sang năm 2023, dự báo kinh tế toàn cầu có khả năng đi vào suy thoái lớn. Dự báo Fed còn tiếp tục xu hướng tăng lãi suất trong năm 2023 và khả năng duy trì lãi suất ở mức cao cho đến cuối 2024. Như vậy, mặt bằng lạm phát cao còn tiếp tục duy trì, lãi suất cao còn tiếp tục duy trì, xu hướng dịch chuyển dòng vốn trên toàn cầu còn cao. Tuy nhiên một số chuyên gia kinh tế cho rằng: Mức độ và tác động dữ dội, nhanh, mạnh sẽ không như năm 2022 nhưng mức độ tác động đến nền kinh tế còn dai dẳng trong năm 2023.

“NHNN luôn cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát. Định hướng điều hành năm 2023, khả năng điều hành tín dụng, tỷ giá, lãi suất còn nhiều khó khăn, thách thức. Nền kinh tế Việt Nam mở lớn; kim ngạch xuất nhập lên 195% GDP. Với nền kinh tế có độ mở lớn, áp lực lạm phát nhập khẩu rất lớn lên mặt bằng 2023 lớn. Từ đó, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ được NHNN xem xét thận trọng”, TS Phạm Chí Quang nhấn mạnh.

Theo TS Phạm Chí Quang, việc giảm lãi suất thời gian tới là nỗ lực lớn để duy trì ổn định mặt bằng lãi suất thị trường… NHNN sẽ tiếp tục kiên định duy trì ổn định thị trường ngoại tệ và có thể quay lại mua được ngoại tệ khi thị trường thuận lợi.

Trong những gần đây, nhiều ngân hàng thông báo giảm lãi suất. Đây tiếp tiếp tục là những tín hiệu tích cực hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những ngày đầu năm 2023 và giai đoạn tiếp theo. Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cũng dự báo, mặt bằng lãi suất sẽ hạ nhiệt vào đầu năm 2023.

Hưởng ứng chủ trương giảm lãi suất cho vay của NHNN nhằm hỗ trợ khách hàng đẩy mạnh kinh doanh, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố Chương trình ưu đãi giảm lãi suất với hạn mức giải ngân lên đến 2.000 tỷ đồng.

Đối tượng được hưởng ưu đãi là khách hàng cá nhân kinh doanh hoặc làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên như: Hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo lần đầu đăng ký vay vốn tại MSB. Theo đó, từ tháng 12/2022, mức lãi suất ưu đãi được giảm từ 2,5% đến 3%/năm so với lãi suất thông thường đối với khoản vay trung và dài hạn. Bên cạnh giảm lãi suất, MSB còn ưu đãi các phí dịch vụ, linh hoạt về thủ tục, hồ sơ vay vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và mua sắm, tiêu dùng dịp cận Tết.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phó Tổng Giám đốc MSB cho biết: MSB sẽ hỗ trợ, tư vấn thủ tục cho khách hàng theo hướng đơn giản và thuận tiện nhất để tạo điều kiện cho khách hàng sớm tiếp cận được gói vay ưu đãi này. Ngân hàng hy vọng chương trình này sẽ kịp thời “tiếp sức” cho khách hàng thực hiện kế hoạch tài chính cuối năm cũng như hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.

Đây là hành động thể hiện cam kết mạnh mẽ của MSB trong việc tiên phong thực hiện các chính sách điều hành của Chính phủ, nỗ lực vì sự phát triển kinh tế của đất nước. Trước đó, từ năm 2020 đến nay, MSB đều đặn triển khai chương trình ưu đãi lãi suất, đặc biệt năm 2021 triển khai gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng cho khách hàng vay trung và dài hạn (vay tiêu dùng, mua nhà…), vay sản xuất kinh doanh.

Còn ACB giảm 1%/năm lãi vay cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đang có khoản vay và có giao dịch chính đến 31/1/2023; VIB áp dụng chương trình giảm lãi suất đến 1,5% cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ vay kinh doanh tại VIB đến hết tháng 6/2023… Một số ngân hàng khác cũng có những chương trình riêng cho việc giảm lãi suất cho khách hàng. Chẳng hạn như Eximbank giảm lãi suất 1%/năm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vay ngắn hạn bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, Techcombank giảm lãi suất 0,25% - 1,92%/năm cho khách hàng cá nhân sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ; có khoản vay lớn giảm 0,25 - 1,5%. Ngân hàng này cũng giảm 0,64 - 1,84% lãi suất cho hộ kinh doanh và giảm 0,82% lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp lớn.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng lớn cũng đã bày tỏ quan điểm sẵn sàng hậu thuẫn các ngân hàng nhỏ hơn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng. Bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết: Agribank đang thực hiện đợt phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Đây là một trong những yếu tố giúp ngân hàng gia tăng mạnh nguồn lực vốn, qua đó đảm bảo ổn định nguồn vốn cho Agribank nói riêng và khả năng hỗ trợ các ngân hàng khác qua thị trường liên ngân hàng nếu có nhu cầu.

“Trong quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu tiếp cận tín dụng nhưng vẫn khá khó khăn vì 'sức khoẻ' của doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chi phí hoạt động tăng nhưng đầu ra khó khăn hơn trong khi nhiều doanh nghiệp chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch. Điều này cũng khó cho ngân hàng vì họ không thể hạ chuẩn điều kiện vay. Để cung - cầu tín dụng gặp nhau, chất lượng khoản vay phải đảm bảo, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng hoạt động.

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; khai thông gói hỗ trợ lãi suất tín dụng 2%. NHNN đã nới room tín dụng, Bộ Tài chính cũng cần ban hành các chính sách mới liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo mục tiêu kép trong phát triển kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô”, TS Nguyễn Hữu Huân cho biết.

Quang Lộc
baotintuc.vn

Tin mới cập nhật

Nghị quyết 68-NQ/TW:

Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW đã ‘mở đường’ cho kinh tế tư nhân phát triển, theo đó để tạo được sự đột phá, cần những giải pháp quyết liệt trong khâu thực thi.
Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khu vực doanh nghiệp được xem là trụ cột giữ mạch tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.

Tin khác

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Phiên bản di động