Đứt mạch tăng, sức mua thị trường ôtô Việt quay đầu giảm trong tháng 4
Thị trường ôtô Việt Nam duy trì tăng trưởng ‘xanh’ trong tháng Mười Thị trường ôtô Việt ảm đạm, sức mua yếu trong dịp đầu năm |
Sau hai tháng tăng trưởng, sức mua của thị trường ôtô Việt nam trong tháng Tư lại quay đầu giảm sút.
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam (VAMA) cho hay trong tháng 4/2023, toàn thị trường có 22.409 xe các loại được bán ra, giảm 25% so với tháng 3/2023 và giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái.
![]() |
Nhiều mẫu ô tô được giảm giá đến trăm triệu đồng vẫn ít khách mua. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam+) |
Trong số này có 15.748 xe du lịch, 6.487 xe thương mại và 174 xe chuyên dụng, giảm lần lượt 27%, 19% và 51% so với tháng trước.
Xét theo nguồn gốc xe, trong khi lượng tiêu thụ xe lắp ráp trong nước là 13.325 xe, giảm 18% thì xe nhập khẩu nguyên chiếc chỉ đạt 9.084 xe, giảm 34% so với tháng 3/2023.
![]() |
Doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc trong 4 tháng đầu năm 2023. (Biểu đồ: theo VAMA) |
Cũng trong thời gian này, TC Motor (Tập đoàn Thành Công) với thương hiệu ôtô Hyundai cho biết đã tiêu thụ 4.592 xe trong tháng 4/2023, nâng tổng doanh số 4 tháng đầu năm lên 19.328 xe. Bên cạnh đó, VinFast cũng bàn giao 2.332 xe điện cho khách hàng, nâng tổng doanh số bán hàng 4 tháng đầu năm lên 5.487 xe tại thị trường Việt Nam.
Tính chung doanh số của VAMA, TC Group và VinFast, trong tháng Tư vừa qua toàn thị trường tiêu thụ tổng cộng 29.333 xe các loại, nâng tổng xe bán ra trong 4 tháng đầu năm 2023 lên 117.616 xe. Tính bình quân, mỗi tháng, các doanh nghiệp tiêu thụ 29.404 xe.
Dẫn đầu số xe tiêu thụ của các thương hiệu ôtô tại Việt Nam trong tháng 4/2023 vẫn tiếp tục là Hyundai-TC Motor với 4.592 xe bán ra. Các vị trí tiếp theo là Toyota với doanh số 4.247 xe, Ford 3.298 xe, Kia 2.656 xe, Mazda 2.183 xe, Honda 1.944 xe, Mitsubishi 1.700 xe…
Tuy nhiên, con số trên chưa phản ánh hết toàn cảnh thị trường ôtô Việt Nam bởi các thương hiệu Audi, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen, Volvo… không tiết lộ thông tin về kết quả kinh doanh.
Một số chuyên gia trong ngành cho biết kết quả của sự tăng trưởng trong tháng 2,3/2023 đến từ việc chạy đua giảm giá liên tục của các hãng xe nhằm kích cầu tiêu dùng nên doanh số đã hồi phục nhẹ.
Tuy nhiên, việc giảm giá liên tục đã không còn hấp dẫn khách hàng, mọi ngành nghề kinh tế vẫn đang gặp khó nên phần đông người tiêu dùng không còn nhu cầu mua sắm phương tiện trong bối cảnh kinh tế khó khăn kéo sức mua giảm sút./.
Tin mới cập nhật

Ô tô nhập khẩu tăng gần 23%, xe giá rẻ chiếm ưu thế

Bình quân mỗi ngày có 8.000 xe máy mới xuất xưởng

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 2 tháng đạt gần 25.000 xe

VinFast và DHL rút ngắn thời gian giao phụ tùng còn 24 giờ tại châu Âu

Top 10 ô tô bán chạy nhất tại Việt Nam tháng 2/2025

Tháng sau Tết, thị trường ô tô phục hồi rõ rệt

Trạm sạc điện liên tục mở rộng nhưng vẫn lo quy chuẩn, tiêu chuẩn

Hãng xe Việt Nam xuất khẩu 2.500 ô tô điện tới Indonesia

Mỹ: Lý do đại lý xe nộp phạt hàng triệu USD

Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tháng 2 tăng mạnh
Tin khác

Thêm nhiều hãng xe tham gia cuộc đua giảm giá tháng 3/2025

Infographic | Mẫu giấy phép lái xe mới do lực lượng công an cấp

Xe điện đồng loạt giảm giá, có loại giảm 200 triệu đồng

Vì sao không nên đổ xô đi đổi giấy phép lái xe?

Thị trường xe điện thế giới năm 2025 khởi động mạnh mẽ

Nissan và Honda hủy bỏ thỏa thuận sáp nhập 60 tỷ USD

Năm 2025- ưu thế nghiêng về dòng xe điện, xe hybrid

Thông tin về mẫu xe điện gầm cao đầu tiên của Mazda

Việt Nam nhập khẩu hơn 7.200 ô tô trong tháng 1/2025

Ôtô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh nửa tháng đầu năm
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
