Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau vượt khó khăn nhờ chính sách kinh doanh linh hoạt
Phân bón Cà Mau nhập trên 400.000 tấn sản phẩm phục vụ bà con vụ Hè Thu Phân bón Cà Mau nỗ lực trước thách thức và cơ hội mới |
Trong bối cảnh thị trường phân bón khó lường do chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế - chính trị thế giới, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã chủ động, linh hoạt sáng tạo trong điều hành, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Duy trì ổn định tiêu thụ trong nước
Tại Việt Nam thời gian qua giá phân bón sản xuất trong nước cũng có những biến động theo giá thế giới. Điều này đặt doanh nghiệp trong ngành vào những thách thức về khả năng tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, chỉ tính riêng urê, tổng công suất thiết kế của các nhà máy trong nước đạt trên 2,3 triệu tấn cao hơn nhu cầu tiêu thụ. Bên cạnh đó, hai nước có năng lực sản xuất lớn là Trung Quốc và Nga đã mở cửa trở lại, nhu cầu trong nước thấp khiến nguồn cung dư thừa.
![]() |
Phân bón Cà Mau nỗ lực khai thác triệt để xuất khẩu |
Đối mặt với hoàn cảnh đó, Phân bón Cà Mau đặt ra mục tiêu giữ vững thị phần trong nước và tìm kiếm doanh thu từ xuất khẩu. Các kế hoạch tập trung tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất tại thị trường mục tiêu trong nước TNB, ĐNB -TN và thị trường xuất khẩu Campuchia đã được triển khai và mang lại hiệu quả. Hệ thống phân phối của doanh nghiệp được duy trì ổn định, sản phẩm ra thị trường đều đặn tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận với NPK Cà Mau chất lượng cao. Tiên phong chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh với hệ thống DMS, chia sẻ thông tin nông nghiệp hữu ích trên ứng dụng 2Nong. Thực hiện thành công các chương trình xúc tiến bán hàng như “Mùa vàng thắng lớn”, “Bí kíp vàng”, truyền thông kịp tới nông dân từ đó tăng lượng khách hàng trung thành, duy trì được giá trị thương hiệu.
Cụ thể, sản lượng tiêu thụ 05 tháng đầu năm đạt 385 nghìn tấn phân bón, vượt 28% so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt chỉ riêng tháng 05/2023 đã tiêu thụ 92 nghìn tấn, vượt 41% so với kế hoạch. Trước đó, năm 2022 Phân bón Cà Mau cũng đạt thành tích sản xuất kinh doanh ấn tượng khi tổng doanh thu lên đến 16.240,76 tỷ đồng, thực hiện 112% so với kế hoạch, vượt mức doanh thu mục tiêu trong năm 2025 (15.000 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 4321,08 tỷ đồng, thực hiện 118% kế hoạch, tăng 137% so với cùng kỳ. Đó là thành quả từ những nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên PVCFC khi đoàn kết, đồng lòng và thích ứng linh hoạt đối với những thay đổi từ bên ngoài.
Linh hoạt trong điều hành, nỗ lực khai thác triệt để cơ hội xuất khẩu
Trong bối cảnh nhu cầu phân bón năm 2022 của Việt Nam suy giảm mạnh nhất từ trước đến nay (dự kiến 30%-35% so với năm 2021), Phân bón Cà Mau đã chủ động tìm ra lối thoát thông qua xuất khẩu. Năm 2022, sản lượng phân bón xuất khẩu của Phân bón Cà Mau đạt mức kỷ lục, hơn 400.000 tấn, chiếm gần 50% sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Đây là một thành tích đáng tự hào, cho thấy năng lực và nỗ lực của tập thể PVCFC. Tính đến hết quý I/2023, doanh nghiệp cũng đã xuất khẩu hơn 100.000 tấn phân bón. Việc nhanh nhạy nắm bắt cơ hội xuất khẩu đã giúp công ty giảm tồn kho, mang lại doanh thu tốt, đứng vững trước những biến động.
![]() |
Sự linh hoạt trong điều hành của ban lãnh đạo giúp Phân bón Cà Mau vượt khó |
Phân bón Cà Mau luôn linh hoạt điều chỉnh kế hoạch theo tình hình thị trường, duy trì nhà máy sản xuất an toàn ổn định, tiết giảm chi phí tối ưu; chú trọng chiều sâu ở công tác quản trị và kiểm soát rủi ro. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị, truyền thông. Ban lãnh đạo Công ty không ngừng nỗ lực, thực hiện nhiều quyết sách nhằm giảm thiểu thiệt hại do tác động tiêu cực, khách quan từ bên ngoài.
Khó khăn vẫn chưa qua và ngành phân bón sẽ còn nhiều áp lực. Tuy nhiên với tâm thế luôn chủ động ứng phó, thay đổi để phát triển, Phân bón Cà Mau tập trung nguồn lực sẵn sàng cho những bước đi vững chắc và hiệu quả, trong đó mảng xuất khẩu tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Tin mới cập nhật

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Tin khác

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
