Chuyên gia WB: Thúc đẩy đầu tư là chìa khóa tăng trưởng của Việt Nam
Cải cách nông nghiệp là chìa khóa tăng trưởng Ngành than: Khoa học & công nghệ là “chìa khóa” tăng trưởng |
Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đối mặt với nhiều thách thức.
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam về những giải pháp Việt Nam cần hướng tới trong thời gian tiếp theo.
![]() |
Ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) |
Đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, ông Coppola cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 nhờ ba yếu tố: tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, tiêu dùng cá nhân cũng tăng mạnh và hiệu ứng cơ sở thấp.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2022 được tính dựa trên mức tăng so với năm 2021. Do tổng GDP năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và có mức thấp nên chỉ cần mức tăng trưởng nhỏ trong năm 2022 cũng sẽ dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng cao.
Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối năm 2022, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài. Nhu cầu toàn cầu suy yếu cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý 1 năm 2023 đã giảm xuống còn 3,3% do sự giảm sút nhu cầu bên ngoài tác động đến ngành sản xuất có định hướng xuất khẩu của Việt Nam khiến sản xuất của ngành giảm 0,4% trong quý 1.
Ông Coppola nhận định: “Nhìn chung, các thách thức từ bên ngoài sẽ tạo ra những tác động khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ có thể ở mức vừa phải trong năm 2023. Các dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới cho thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức 6% vào năm 2023 nhưng triển vọng này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro."
Để giải quyết những khó khăn về kinh tế hiện nay, Việt Nam đã cân nhắc thực hiện nhiều giải pháp như thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm thuế giá trị gia tăng.
Đánh giá về các giải pháp này, ông Coppola cho rằng việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) có thể giúp Việt Nam thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp hơn thế nữa để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ là để hỗ trợ hoạt động kinh tế mà vẫn kiểm soát được lạm phát và điều chỉnh áp lực của tỷ giá hối đoái.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm 2023 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên vẫn cần theo dõi tác động và những áp lực của những chính sách này đối với dòng vốn và tỷ giá hối đoái trong những tháng tiếp theo do khoảng cách lãi suất giữa Việt Nam và các nước ngày càng xa hơn.
Việt Nam cũng cần theo dõi chặt chẽ những biến động của tình hình lạm phát, ông Coppola khuyến cáo.
Về chính sách tài khóa, Việt Nam có thể cân đối lại các dự án đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù việc đầu tư mạnh mẽ là rất cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường khả năng chống chọi với những cú sốc về kinh tế, đầu tư công ở Việt Nam đã giảm sút trong những năm vừa qua.
Để thúc đẩy tăng trưởng cả về ngắn hạn và dài hạn, đầu tư công hiệu quả hơn và trọng điểm hơn chính là một phần giải pháp để có thể đạt được mục đích.
Ông Coppola cũng cho rằng xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng là ba trụ cột quyết định cầu cả trong và ngoài nước. Sự tăng trưởng của mỗi trụ cột này đối với tổng cầu chung có tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Ông giải thích thêm đối với xuất khẩu, thách thức lớn nhất là ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như nhu cầu của các đối tác thương mại ở Mỹ và châu Âu. Tiêu dùng cá nhân là trụ cột rất quan trọng và đó là một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022.
![]() |
Các container hàng hóa tại Tân Cảng Sài Gòn. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN) |
Tuy nhiên, theo ông Coppola, thúc đẩy đầu tư sẽ là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay và những năm tiếp theo, đồng thời giúp Việt Nam thực hiện tham vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 trong bối cảnh có nhiều thách thức liên quan quan tới biến đổi khí hậu như hiện nay.
Nhu cầu đầu tư của Việt Nam là rất lớn. Theo Báo cáo Khí hậu và Phát triển Quốc gia của Ngân hàng Thế giới, ước tính Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP mỗi năm, từ nay đến năm 2040, để thích ứng và giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu.
Chính vì vậy, Ngân hàng Thế giới đã và đang hỗ trợ Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thông qua ba kênh chính.
Thứ nhất là cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính.
Thứ hai là hỗ trợ nghiên cứu, phân tích nhằm giúp Việt Nam xác định được các giải pháp cải cách và các giải pháp về mặt kỹ thuật hiệu quả nhằm đáp ứng được những thách thức về phát triển trong một thế giới biến chuyển nhanh như hiện nay.
Thứ ba là tổ chức, kết nối sự kiện để giúp Việt Nam tiếp cận với giới chuyên gia quốc tế cũng như những công nghệ tốt nhất của các nước nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức và giúp Việt Nam đạt được những kỳ vọng về kinh tế và phát triển./.
Tin mới cập nhật

Làm gì để giải quyết 3 không “định mệnh” với doanh nghiệp Việt?

Hoàng Thùy Linh và lời xin lỗi không tôn trọng các nhà báo

Chống "giặc lửa" quan trọng nhất vẫn là ý thức con người

Điện thoại iPhone 15 và thói sĩ diện hão của người Việt

Hậu vụ cháy chung cư mini Khương Hạ: Làm gì để nỗi đau không còn cơ hội lặp lại?

Sen Tài Thu: Vị đắng khiến khách hàng mất ngủ

Từ vụ bất động sản Nhật Nam: Truy tìm nguồn gốc ‘quỷ dữ’ ở đâu?

Từ những bình luận diều hâu với cổ phiếu VFS Vinfast đến lời cảnh báo của cụ Phan Bội Châu về một tật xấu

Tiết kiệm năng lượng và câu chuyện “nhìn người, ngẫm ta”

Thấy gì khi chủ tịch tỉnh Bạc Liêu đổi số điện thoại đường dây nóng?
Tin khác

Siêu sao Messi vào MV của Jack: Hào quang người nghệ sỹ chân chính không đến từ sự giả dối

“Kịch hay” bất động sản Lộc Phúc hạ màn, lòi đuôi lừa đảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao ASEAN 43

Phóng sinh rằm tháng Bảy: Hiểu đúng để hành động đúng

Giá gạo liên tiếp tăng cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu vẫn gặp nhiều thách thức

Chẳng lẽ cứ để sách giáo khoa cao, cao mãi...?

"Hậu" vụ án Việt Á: Cần có các thiết chế để tài sản công không bị biến thành “tài sản ông”

Thúc đẩy triển khai thỏa thuận Việt Nam - Mỹ về kiểm soát khai thác gỗ

Khi quyền lực của cựu tư lệnh 2 ngành Y tế, KH&CN chưa được nhốt trong “lồng cơ chế"

Phát hiện bất ngờ về tờ báo tiền thân đầu tiên của Báo Công Thương ra đời trong mùa thu lịch sử 1945
Đọc nhiều

Giá vàng chiều nay 22/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, DOJI, 24K, PNJ, BTMC đồng loạt giảm giá

Giá vàng chiều nay 21/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ, BTMC giảm mạnh trước sức tăng đồng đô la Mỹ

Bắt cóc và sát hại cháu bé 21 tháng tuổi: Tận cùng cái ác

Giá vàng chiều nay 19/9/2023: Giá vàng SJC bán ra ở mức 69,25 triệu đồng/lượng

Điều gì xảy ra nếu xe tăng Challenger 2 vừa bị tiêu diệt rơi vào tay quân đội Nga?

Từ vụ chung cư mini bị cháy ở Hà Nội: Có nên cấp sổ hồng riêng từng căn hộ?

Giá vàng chiều nay 17/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ có tiếp tục duy trì sự ổn định?

Nhịp cầu Công Thương ngày 18/9: Phản ánh liên quan công ty Á Đông, Tư vấn và xây dựng Sa Vĩ

Xe tăng Challenger-2 bị săn lùng, đốt cháy ở Ukraine ra sao?
