Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội cho khu vực ASEAN
![]() |
Việt Nam đã và đang nắm bắt các cơ hội từ CMCN 4.0 |
Làn sóng mang tên 4.0
Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 tại Manila – Philippines diễn ra vào năm 2017, các nhà lãnh đạo ASEAN nhận thấy, cần chuẩn bị tốt và tận dụng các cơ hội từ cuộc CMCN 4.0, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và công bằng. Theo đó, ASEAN đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá sự sẵn sàng của ASEAN và các nước thành viên khi đối mặt với 4.0.
Với nền kinh tế internet đang phát triển tại 6 thị trường lớn nhất trong khu vực, gồm: Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, đạt 50 tỷ USD vào năm 2017 và dự kiến 200 tỷ USD vào năm 2025. Việc số lượng người dùng internet, điện thoại thông minh tăng nhanh chóng, dân số trẻ, có học vấn và thu nhập trung bình tăng nhanh… CMCN 4.0 chắc chắn là một cơ hội lớn đối với các nước ASEAN.
Kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2025 đã đề ra các sáng kiến quan trọng liên quan đến kỹ thuật số của CMCN 4.0, đến nội dung bảo vệ người tiêu dùng (NTD), thương mại điện tử, tăng cường hợp tác sở hữu trí tuệ (SHTT), đổi mới công nghệ thông tin (ICT). ASEAN cũng có các chương trình, quy hoạch chuyên ngành cho hợp tác nền kỹ thuật số trong ASEAN, như: Quy hoạch tổng thể về Công nghệ thông tin ASEAN đến năm 2020, Chương trình làm việc ASEAN về Thương mại điện tử 2017-2025, Kế hoạch Hành động về khoa học và công nghệ (KH&CN) và đổi mới ASEAN (APASTI) 2016-2025, Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025…
Theo đánh giá mới nhất, các nước ASEAN đã đạt tiến bộ trong các lĩnh vực đổi mới và công nghệ, song ở mức độ không đồng đều và được thực hiện ở các cách thức khác nhau. Để khắc phục những tồn tại này, các lĩnh vực cần chú trọng để nâng cao mức độ sẵn sàng ASEAN cho CMCN 4.0 theo từng nước ASEAN riêng lẻ cũng như ở cấp khu vực, bao gồm: Thứ nhất, đảm bảo cơ sở hạ tầng vững chắc, bao gồm: Kết nối về băng thông rộng và tiên tiến bên cạnh kết nối hệ thống cảng biển và đường bộ, kết nối về vốn, khung pháp lý, đổi mới công nghệ, và tăng trưởng toàn diện bền vững. Thứ hai, cải thiện khung pháp lý dựa trên nguyên tắc chung về thực hành quản lý tốt (GRP), các sáng kiến về thành phố thông minh, nông nghiệp 4.0, Fintech …
Thứ 3, giải quyết các nhu cầu về kỹ năng: ASEAN đang phát triển dịch các tài liệu học tập có thể truy cập trực tuyến, ví dụ thông qua các MOOC (các khóa học trực tuyến mở) và các OER (các tài nguyên giáo dục mở), Chiến lược ASEAN TVET 4.0 và đào tạo lại lực lượng lao động. Thứ tư, tham gia của các bên có liên quan: ASEAN tập trung vào tầm quan trọng của “Vai trò tăng cường của khu vực tư nhân”, “Quan hệ đối tác công-tư” và “Đóng góp của các bên liên quan về nỗ lực tích hợp khu vực”. Thứ 5, tăng cường hợp tác khu vực và phối hợp chéo giữa các trụ cột của ASEAN tập trung vào ba nội dung, cụ thể: Phối hợp giữa các lĩnh vực then chốt, bao gồm các lĩnh vực của AEC như: KH&CN, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, bảo vệ NTD; các lĩnh vực an ninh-xã hội như lao động, giáo dục và an ninh mạng; Phối hợp giữa các cơ quan liên quan của ASEAN như Nhóm đặc trách cấp cao về kinh tế (HTLF-EI), Hội nghị quan chức Kinh tế (SEOM), Ủy ban KH&CN (COST), Nhóm công tác về hợp tác sở hữu trí tuệ ASEAN (AWGIPC)…
![]() |
Ngành ngân hàng tích cực ứng dụng 4.0 |
Sự chuẩn bị tích cực của Việt Nam
Việt Nam đã bắt đầu chú trọng nâng cao năng lực chuẩn bị cho CMCN 4.0. Theo đó, ngày 5/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT‐TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Chỉ thị yêu cầu, các cấp chính quyền tập trung vào: (i) phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ICT; (ii) cải thiện môi trường kinh doanh cạnh tranh; (iii) đề xuất, xây dựng và đánh giá các chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp với CMCN 4.0; (iv) thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; (v) thay đổi chính sách, nội dung và phương pháp giáo dục, dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng theo xu hướng sản xuất công nghệ mới; (vi) nâng cao nhận thức của lãnh đạo cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và xã hội về CMCN 4.0.
Ngay sau đó, Bộ Công thương Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số 4246/ QĐ-BCT, ngày 10/11/2017 về việc ban hành kế hoạch hành động ngành Công Thương triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo công nghệ tài chính (Fintech). Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 844/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 5 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới quốc gia vào năm 2025, Kế hoạch Băng thông rộng 2020 để phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, thúc đẩy sử dụng CNTT cho Chính phủ điện tử, thương mại điện tử và phòng chống thiên tai. Kế hoạch này nhằm mục đích mở rộng phạm vi phủ sóng, để 95% các khu vực có người sinh sống của đất nước được bao phủ bởi mạng 3G/4G cũng như kết nối Internet băng thông rộng cố định với 40% hộ gia đình và thuê bao cá nhân. Năm 2015, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (NATEC) thuộc Bộ KH&CN đã tổ chức TECHFEST để tập hợp các nhà phát minh, doanh nhân, nhà đầu tư, chuyên gia công nghệ và truyền thông. Bộ KH&CN cũng đã thành lập Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (NATIF) với số vốn 47 triệu USD, trong đó một nửa số vốn được phân bổ cho nghiên cứu KH&CN. Việt Nam cũng đã hợp tác với chính phủ các nước Phần Lan, Đức, Australia, UNICEF và Ngân hàng Thế giới để thí điểm các chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo công nghệ và phát triển doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, sản xuất.
Việt Nam đang trong quá trình tăng cường nguồn nhân lực, cũng như cải thiện khung pháp lý để bắt kịp với xu thế thay đổi nhanh chóng của thời đại kỹ thuật số. Để thu hẹp khoảng cách trong kỷ nguyên 4.0 giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN khác, Việt Nam đã và đang cố gắng hết mình bằng mọi cách để nắm bắt các cơ hội mà CMCN 4.0 mang lại cũng như kêu gọi sự hợp tác tích cực trong ASEAN và các đối tác bên ngoài về vấn đề này.
Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD
Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
