Bắc cầu cho nông sản Việt

Lợi thế về nguồn nguyên liệu nông-lâm-thủy sản dồi dào của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cùng với sức tiêu thụ cao của TP.Hồ Chí Minh sẽ tạo nên sự "ăn ý" trong kết nối cung-cầu, từ đó hình thành chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến kinh doanh.
bac cau cho nong san viet

Cuối năm 2018, nhóm phóng viên chúng tôi nhận được lời mời của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tham gia chương trình kết nối cung-cầu của thành phố với các tỉnh thành khác. Dù là sự kiện thường niên từ 6 năm qua, nhưng năm nào chúng tôi cũng đều ngóng chờ tới ngày diễn ra, bởi đây là địa phương luôn có sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Mỗi kỳ kết nối là một kỳ đổi thay. Năm nay, lần đầu tiên, chương trình được đưa về Bến Tre.

Xuất phát từ lúc thành phố còn chìm trong sương đêm, đoàn chúng tôi vượt qua cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương, rồi đến Tiền Giang, rồi lại qua cây cầu Rạch Miễu nổi tiếng. Khi ánh mặt trời rạng tỏ cũng là lúc hình ảnh những hàng dừa xanh mướt hiện lên. Hàng trăm năm qua, những hàng dừa ấy, vẫn hiện ngang tồn tại cùng trời đất, làm nên biểu tượng của mảnh đất cách mạng Ba Tri anh hùng. Nằm ở cuối nguồn dòng Cửu Long giang, Bến Tre hình thành bởi 3 cù lao lớn, bao gồm: Cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hoá do 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lại, Hàm Luông, cổ Chiên chia cắt. Vốn là tỉnh có nhiều sông, rạch nên khi đặt chân đến mảnh đất này, ai ai cũng sẽ cảm nhận được nét nguyên sơ của miệt vườn, màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.

bac cau cho nong san viet

Mất gần 3 giờ, chúng tôi có mặt tại Trung tâm Thương mại Triển lãm và Hội nghị Quốc tế - Việt Nam (VN – ITECC) - nơi diễn ra Chương trình Kết nối cung-cầu hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành năm 2018. Ngay lập tức, chúng tôi bị ấn tượng mạnh bởi không gian bài trí đẹp mắt của gần 500 gian hàng, nhất là khu vực trưng bày các sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng Nam bộ. Nào là hoa quả, bánh trái, cá tra, cá lóc, tôm khô, mực một nắng… dường như tất cả những món ngon, món lạ của mảnh đất trời Nam đều hội tụ về đây, khiến cho một người gốc Bắc như tôi vô cùng thích thú.

Tiến về gian hàng của Đồng Tháp, chúng tôi thấy chị Phạm Thị Bé - thành viên của một hợp tác xã (HTX) cây trái của tỉnh này đang tất bật cắt mít ruột đỏ giới thiệu cho khách. Từ hương vị, độ giòn, ngọt đến màu sắc đặc biệt của giống mít này đều khác hẳn mít bình thường. Bởi thế, dù bán với giá gần 50.000 đồng/ký, bằng giá bán từ vườn như chị Bé nói, cao gấp ba giá mít Thái bình thường, nhưng mít ruột đỏ của chị thu hút rất đông khách mua hàng.

Dừng tay một lát, trò chuyện cùng chúng tôi, với nụ cười đôn hậu của người miền Tây, chị Bé kể, chị cùng các hộ trong HTX đến đây nhằm tìm đường đưa nông sản vào được các chuỗi siêu thị lớn trên thành phố. Theo lời chị, gia đình chị trồng nhiều giống mít Thái chất lượng cao như ruột vàng, ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap. Tuy nhiên, từ trước đến nay, dù trồng với diện tích lớn song chị đều phải bán qua thương lái, thường xuyên bị ép giá. Bởi vậy, chị mong được gặp các nhà thu mua của các doanh nghiệp (DN) để có thể bán trực tiếp, với hy vọng lợi nhuận cao hơn, đầu ra ổn định hơn, hoặc “giấc mơ lớn hơn là có thể xuất khẩu được loại quả này” như lời chị Bé nói.

Câu chuyện của chị Bé tưởng như rất nhỏ nhoi nhưng đây lại là “nút thắt” lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và ngành nông nghiệp của cả nước nói chung khi cung-cầu lỗi nhịp, khi người nông dân, DN không tìm được nhau. Đó còn là vấn đề của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, về nông nghiệp và thị trường.

Theo ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam có lợi thế sản xuất nông nghiệp. Nhiều loại nông thủy sản, trái cây, rau quả phong phú, đa dạng nhưng lại đang gặp khó khăn về đầu ra. Tuy nhiên, giữa các địa phương lại chưa tạo được sự liên kết, hình thành chuỗi các công đoạn sản xuất để bổ sung, hỗ trợ nhau. Thông thường, mỗi địa phương chỉ theo đuổi mục tiêu riêng nên khó phát huy lợi thế so sánh, và thường rơi vào tình trạng cạnh tranh lẫn nhau, từ đó làm triệt tiêu thế mạnh của nhau.

bac cau cho nong san viet

Phát huy vai trò đầu tàu dẫn dắt của TP. Hồ Chí Minh, ông Kiên cho hay, để nâng cao hiệu quả liên kết tiêu thụ nông sản, cần phát huy vai trò của nhiều khâu. Trong đó, hệ thống phân phối của thành phố cần thống nhất phát tín hiệu thị trường để định hướng sản xuất cho các địa phương vùng nguyên liệu, chỉ nhận bán những hàng hóa đạt chuẩn chất lượng, có truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn cải thiện bao bì, mẫu mã; cam kết tiêu thụ, ưu tiên chọn làm nhãn hàng riêng và sẽ được thành phố hỗ trợ quảng bá, từ đó giúp hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất - nhà phân phối và người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cần hình thành các DN đầu mối, DN đại diện có uy tín đối với từng nhóm ngành hàng tại các địa phương để kết nối cung ứng, tiêu thụ sản phẩm với DN các tỉnh, thành phố khác. Ở khía cạnh vĩ mô hơn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, để giải quyết tốt bài toán tiêu thụ nông sản cho bà con, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản, đặc biệt phải chú ý đến vai trò của cơ quan nhà nước, nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của DN và người sản xuất. Cùng với đó, phát triển liên kết chặt chẽ giữa hệ thống phân phối và tổ hợp tác, HTX. Cần đẩy mạnh hoạt động kết nối cung-cầu lồng ghép với chương trình bình ổn thị trường, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa trong nước.

Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa, vựa nông sản của cả nước. Từ nơi đây, những cây trái miệt vườn theo những con đường tỏa khắp muôn nơi. Nhưng sản vật trời Nam đang rất cần sự chung tay, góp sức của cả xã hội, tạo dựng nên những cây cầu kết nối trong và ngoài nước, để “chắp cánh” cho sản vật ấy bay cao, bay xa.

Nguyễn Phượng & Thế Vĩnh

Tin mới cập nhật

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền về những cam kết của Việt Nam trong bảo vệ rừng sẽ góp phần mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ.
Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng hơn thị trường cho nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo là nhiệm vụ quan trọng.
Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Tháng đầu năm 2025, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam 14,88 nghìn tấn hạt điều, với trị giá 102,45 triệu USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 45% về trị giá.
Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Việt Nam - Singapore có nền tảng vững chắc, thể hiện qua chuỗi 14 khu công nghiệp VSIP trên toàn quốc. Và hợp tác ngành bán dẫn là lĩnh vực tiềm năng hai bên.
Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Xuất khẩu tới 80% sản lượng, ngành da giày luôn đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng hơn nữa thị trường.
“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Sản phẩm cơ khí của Việt Nam vẫn chưa vươn rộng ra thị trường thế giới, thực hiện nhiều hơn hoạt động xúc tiến thương mại là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.
Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thiết kế mẫu mã và sản xuất, xúc tiến thương mại là giải pháp cần thiết nhằm mở rộng thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ.
Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo 100% tấm sẽ cho phép các nước nghèo ở châu Phi đảm bảo nguồn cung ngũ cốc với giá thấp hơn.
Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Tháng đầu năm 2025, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng kim loại từ Ấn Độ đạt 55,5 triệu USD, tăng 131,6% so với cùng kỳ.
Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’

Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’

Dưới hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, cùng tiềm lực bản thân, ngay từ đầu năm, ngành dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’ đến tìm cơ hội hợp tác.

Tin khác

'Nới' quy định cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu được tổ chức tại Việt Nam đã chứng minh được hiệu quả nhưng những quy định liên quan đến đấu thầu đang làm khó doanh nghiệp.
2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 2 tháng đầu năm 2025 đạt 9,38 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Trong năm 2025, Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến nhằm mở rộng thị trường cho hàng dệt may.
Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025 tiếp tục là 'cầu nối' hiệu quả trong xúc tiến thương mại ngành điện, thu hút đầu tư phát triển năng lượng xanh Việt Nam.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Tháng 1/2025, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng mạnh 2.154% về lượng, tăng 1.919% về kim ngạch nhưng giảm 10,4% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

Tết Nguyên đán cận kề, ngành Công Thương Tuyên Quang nỗ lực đảo đảm nguồn cung, bình ổn giá thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

Năm 2024, gần 6.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xúc tiến thương mại địa phương được hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Trong 5 năm, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần giúp gần 2.000 hộ ở Kon Tum thoát nghèo, hàng trăm hộ dân làm giàu, có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Sản phẩm và Đồ chơi Trẻ em Việt Nam (IBTE) sẽ được tổ chức tại Trung tâm SECC, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 18-20/12/2024.
Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR

Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR

Chuỗi cung ứng nông sản phức tạp là trở ngại lớn để ngành cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ có thể đáp ứng Quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR).

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Phiên bản di động