Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may
Hà Giang xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ nông sản 6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại Yên Bái: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP |
Kéo đối tác quốc tế đến Việt Nam
Đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết từ ngày 26-28/2, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt Việt Nam-VIATT 2025.
Đây là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng giúp nâng cao vị thế của Việt Nam là trung tâm sản xuất dệt may hàng đầu và mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may từ các nước ASEAN, châu Âu và các khu vực khác, do Bộ Công Thương chủ trì giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Tập đoàn Messe Frankfurt (Đức) tổ chức.
![]() |
Triển lãm VIATT 2024 thu hút đông đảo khách tham dự |
VIATT 2025 dự kiến thu hút sự tham gia của hơn 400 nhà trưng bày với trên 500 gian hàng, tập trung trưng bày một loạt các sản phẩm và giải pháp bao phủ toàn bộ lĩnh vực dệt may, bao gồm vải và phụ kiện may mặc, sợi và chất xơ, quần áo, dệt may dân dụng và gia công, dệt may công nghiệp, vải không dệt và thiết bị dệt may, dịch vụ cấp chứng nhận và giải pháp dệt may…
Theo đại diện Ban Tổ chức, triển lãm năm nay sẽ chú trọng vào những xu hướng tương lai của ngành, với việc giới thiệu Khu Econogy (Khu vực sản xuất bền vững) và Khu giải pháp sáng tạo & kỹ thuật số, tập trung nhấn mạnh sự chuyển biến của ngành hướng đến tính bền vững và đổi mới công nghệ.
Đặc biệt, Khu gian hàng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tiếp tục là nơi để các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và chứng tỏ vai trò dẫn dắt của mình trong lĩnh vực dệt may.
Năm nay, Triển lãm thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trưng bày quốc tế, đặc biệt là khu gian hàng quốc gia/vùng lãnh thổ đến từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan, cùng với sự ra mắt lần đầu tiên của Khu gian hàng châu Âu tại Triển lãm.
VIATT 2025 dự kiến sẽ tiếp tục nâng cao vị thế là điểm đến hàng đầu cho các nhà mua hàng dệt may tại khu vực ASEAN. Hiện tại, các đoàn mua hàng tới từ Malaysia, Myanmar, Thái Lan và một số quốc gia khác đã xác nhận sẽ tới tham dự Triển lãm
Tại kỳ tổ chức đầu tiên vào năm 2024, Triển lãm đã thu hút được gần 18.000 lượt khách tới tham quan và giao dịch, trong đó có khoảng 3.000 khách quốc tế đến từ 55 quốc gia/vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đã trực tiếp tổ chức và kết nối gần 500 cuộc gặp gỡ tại Triển lãm giữa các doanh nghiệp trưng bày và các khách tham quan, mua hàng tới từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Không "bỏ trứng vào một giỏ"
Dệt may là một trong những ngành được Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ tích cực khai thác thị trường thông qua chương trình xúc tiến thương mại hàng năm. Đơn cử năm 2025, Cục hỗ trợ Hiệp hội Dệt may Việt Nam tham gia Hội chợ Sourcing at Magic 2025, Las Vegas kết hợp khảo sát thị trường dệt may Hoa Kỳ, Hội chợ Federal Trade Fair Textilegprom 2025 và khảo sát thị trường Nga. Đây là những thị trường xuất khẩu truyền thống và tiềm năng của ngành.
![]() |
Nhờ trợ sức của công tác xúc tiến thương mại, hàng dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu sang 104 thị trường. Ảnh Cấn Dũng |
Là ngành ‘hướng ngoại’ với hơn 80% sản lượng của ngành cho xuất khẩu, dệt may luôn được chú trọng tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Kết quả, ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, ngành đã xuất khẩu sang 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may cũng tăng trưởng vượt bậc, đạt 44 tỷ USD năm 2024, tháng đầu năm 2025 tiếp tục đứng trong nhóm xuất khẩu tỷ USD với 3,8 tỷ USD.
“Đáng nói, Việt Nam trở thành điểm đến uy tín của nhiều thương hiệu lớn với năng lực tốt trong sản xuất mặt hàng khó, thời gian giao hàng nhanh và sự chủ động trong đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày một khó”, ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.
Cùng với với hỗ trợ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức các sự kiện xúc tiến trong nước nhằm ‘kéo’ đối tác tới Việt Nam. Giúp đối tác hiểu hơn năng lực sản xuất của ngành, đồng thời giúp những doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ năng lực tham gia các hội chợ triển lãm ở nước ngoài trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến các nhà nhập khẩu quốc tế.
Bên cạnh VIATT, Triển lãm Chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế (Viet Nam International Sourcing Expo) 2024 là một điển hình. Theo thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, sự kiện được tổ chức hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong nỗ lực tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cũng như thúc đẩy kết nối giữa các kênh phân phối, nhà nhập khẩu nước ngoài với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước.
Được biết, chuỗi sự kiện quy tụ 600 doanh nghiệp Việt Nam trưng bày sản phẩm đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong chuỗi cung ứng quốc tế. Đồng thời, ghi nhận số lượng tham dự lớn chưa từng có của gần 300 kênh phân phối và nhà nhập khẩu uy tín từ Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Chile, Venezuela, Pháp, Anh, Đức, Thụy Điển, Italy, Nga, Latvia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, UAE, Saudi Arabia, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand...
Những nỗ lực của Bộ Công Thương trong thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ghi nhận đạt hiệu quả rất tốt, giúp ngành đa dạng hoá thị trường, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, nhất là trong bối cảnh thị trường liên tục biến động như hiện nay.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chọn những thị trường ít có tính rủi ro hơn và có tính ổn định hơn, như thị trường EU, Nhật Bản, thậm chí thị trường ASEAN để đảm bảo tỉnh ổn định.
Nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp cộng sức cùng Bộ Công Thương trong công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hàng dệt may của Việt Nam hiện được tiêu thụ tại 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. |
Tin mới cập nhật

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Bắc Giang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại 2025
Tin khác

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
